Hà Nội: 19°C
Thừa Thiên Huế: 21°C
Hải Phòng: 19°C
TP Hồ Chí Minh: 27°C
Quảng Ninh: 18°C

Kiên Giang: Tân Hiệp phải nâng lên các tiêu chí nông thôn mới

Chiều 7-9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung cùng đoàn công tác đã làm việc với UBND huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) về tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng năm 2023, phương hướng nhiệm vụ những tháng cuối năm 2023 và giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình điều hành của huyện.
Kiên Giang: Tân Hiệp phải nâng lên các tiêu chí nông thôn mới
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung phát biểu tại buổi làm việc với UBND huyện Tân Hiệp.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu đánh giá cao sự nỗ lực của tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và UBND huyện trong công tác chỉ đạo, điều hành đạt được những kết quả quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; có 13/19 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch.

Đồng chí Nguyễn Lưu Trung đề nghị UBND huyện Tân Hiệp quyết tâm thực hiện đạt, vượt kế hoạch năm 2023, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023. Tân Hiệp phải chủ động phối hợp các sở, ngành để tháo gỡ các khó khăn, những vấn đề thuộc thẩm quyền thì chủ động thực hiện, nhất là vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Đồng chí Nguyễn Lưu Trung nhấn mạnh Tân Hiệp là huyện nông nghiệp và là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, đang phấn đấu đến 2025 là huyện nông thôn mới nâng cao. Do đó, huyện tiếp tục chỉ đạo duy trì và nâng lên các tiêu chí xã, huyện nông thôn mới, với mục tiêu cuối cùng là nâng cao mức sống, điều kiện hạ tầng nông thôn...

Đồng thời, Tân Hiệp tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội đối với người dân, nhất là đối tượng yếu thế. Quan tâm thực hiện tốt công tác tôn giáo; cải cách hành chính; tăng cường công tác tiếp công dân.

Kiên Giang: Tân Hiệp phải nâng lên các tiêu chí nông thôn mới

Đường giao thông nông thôn tại xã Tân Hiệp A, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện.

8 tháng năm 2023, giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu trên địa bàn huyện Tân Hiệp (theo giá so sánh 2010) ước đạt 6.772 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống trên địa bàn huyện giá trị ước đạt 11.235 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2023 là 164,8 tỷ đồng, đến nay giải ngân đạt 62,33% kế hoạch.

Huyện Tân Hiệp giới thiệu và giải quyết việc làm trong nước được 2.248 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn 4,56% theo chuẩn nông thôn mới, trong đó hộ nghèo 1,27%, cận nghèo 3,29%.

Tại hội nghị, UBND huyện Tân Hiệp đề xuất UBND tỉnh Kiên Giang xem xét cấp bổ sung kinh phí để đầu tư, sửa chữa các tuyến đường, chợ Tân Hội, Trung tâm Y tế huyện…

Nguồn: Tân Hiệp phải nâng lên các tiêu chí nông thôn mới

Thu Oanh
baokiengiang.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Hội tụ tinh hoa truyền thống tại Lễ hội làng Yên Lộ

Hà Nội: Hội tụ tinh hoa truyền thống tại Lễ hội làng Yên Lộ
Sáng ngày 5/2 (mùng 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025), tại sân Đình Làng Yên Lộ (nay là 5 tổ dân phố 10,11,12,13,14) phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, TP Hà Nội. Trong không khí rộn ràng của những ngày đầu xuân, lễ khai mạc Lễ hội truyền thống làng Yên Lộ đã diễn ra long trọng, trang nghiêm tại ngôi đình cổ kính, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử và cách mạng của dân tộc.

Bình Thuận: Tăng cường quản lý, phân loại rác thải sinh hoạt

Bình Thuận: Tăng cường quản lý, phân loại rác thải sinh hoạt
Thời gian qua, các cấp trong toàn tỉnh Bình Thuận luôn làm tốt và phát huy hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường. Đặc biệt, tại các địa phương, công tác phân loại rác thải sinh hoạt được chú trọng triển khai góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh xanh, sạch.

Tăng cường các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học

Tăng cường các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò và giá trị của đa dạng sinh học, phát triển nền kinh tế xanh… Đồng thời triển khai thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, hướng tới phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội địa phương.

Quản lý, bảo vệ các di sản thế giới ở Việt Nam còn một số bất cập

Quản lý, bảo vệ các di sản thế giới ở Việt Nam còn một số bất cập
Một trong những bất cập, hạn chế là quy định về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trực tiếp quản lý, bảo vệ di sản thế giới còn rất khác nhau, chưa tương xứng với tầm vóc quản lý di sản thế giới, dẫn tới một số trở ngại nhất định trong quá trình vận hành, xử lý công việc.

Cần sự vào cuộc quyết tâm, đồng bộ của toàn hệ thống chính trị

Cần sự vào cuộc quyết tâm, đồng bộ của toàn hệ thống chính trị
Trước tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại các đô thị lớn, đặc biệt là thành phố Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo khẩn trương xây dựng “Đề án khắc phục ô nhiễm không khí tại các đô thị” trong đó có Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.