Hà Nội: 27°C
Thừa Thiên Huế: 26°C
Hải Phòng: 26°C
TP Hồ Chí Minh: 32°C
Quảng Ninh: 23°C

Làm dày “lá phổi xanh” trước tác động của biến đổi khí hậu

Một trong những hành động thiết thực làm dày thêm “lá phổi xanh” trước tác động xấu của biến đổi khí hậu, vừa qua, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé phối hợp với Trung tâm truyền thông Tài nguyên và Môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên & Môi trường) trồng 40.000 cây xanh, góp phần tái tạo phục hồi tái sinh vào hệ sinh thái nơi đây.
Châu Âu đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng nước Phát triển hệ thống cây xanh để ứng phó với biến đổi khí hậu

Trở lại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé những ngày cuối tháng 6, chúng tôi đi thăm lại những cánh rừng xanh tái sinh, rừng đặc dụng nằm bên ngoài khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn. Nơi đây thường được ví như “lá phổi xanh” của huyện Mường Nhé nói riêng, tỉnh Điện Biên nói chung bởi có diện tích tương đối lớn (trên 46.000ha) với hệ sinh thái rừng phong phú, thảm thực vật đa dạng và độ che phủ rừng cao trên 50%.

Nằm trải dài trên đường biên giới Việt - Lào và Việt – Trung, che chắn 5 xã vùng đệm là: Sín Thầu, Leng Su Sìn, Chung Chải, Mường Nhé và Nậm Kè (huyện Mường Nhé), Khu bảo tồn thiên nhiên rộng lớn không chỉ mang lại nguồn thu nhập, lợi ích cho chủ rừng, cộng đồng thôn bản mà còn lá tấm lá chắn bảo vệ người dân trước thiên tai, là nơi thanh lọc môi trường, đào thải khí độc, tạo ra bầu sinh thái trong lành và hạn chế những tác động của biến đổi khí hậu.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Diệp Văn Chính, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, cho biết: “Thời gian qua, tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống con người, sự sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và phát triển môi trường, hệ sinh thái. Xác định được tầm quan trọng của việc giảm tác động của biến đổi khí hậu đối với nền nông nghiệp và cuộc sống, vừa qua, Ban Quản lý khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé đã phối hợp với Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã trồng 40.000 cây xanh trong khu bảo tồn, nhằm góp phần tái tạo, phục hồi, tái sinh rừng và hệ sinh thái, giúp làm hạn chế các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu”.

Làm dày “lá phổi xanh” trước tác động của biến đổi khí hậu
Cán bộ và người dân Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé trồng cây xanh tại khoảnh 14, tiểu khu 61.

Số cây xanh được trồng chủ yếu là: giổi và vối thuốc, trồng tập trung tại khoảnh 14, tiểu khu 61 của khu bảo tồn, thuộc địa bàn xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. Sau hai tháng triển khai trồng và chăm sóc, đến nay các cây giống đã bén rễ và sinh trưởng tốt. Dự kiến sau 5 năm sẽ thành rừng, phủ xanh vào hệ sinh thái khu bảo tồn và giúp cải thiện đáng kể môi trường không khí trong tỉnh.

Được biết, việc trồng nhiều cây giổi và vối thuốc trong khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé do Trung tâm Truyền thông TN&MT triển khai theo Quyết định 524/QĐ-TTg, ngày 1/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” và triển khai Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu đến năm 2050. Mục đích của đề án nhằm góp phần tái tạo, phục hồi, tái sinh rừng và hệ sinh thái, giúp làm hạn chế các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói riêng và cả nước nói chung.

Trong đề án, các chuyên gia của Trung tâm Truyền thông TN&MT cũng nhận mạnh: Theo tính toán của các nhà khoa học, với 5ha giổi xanh, trong 5 năm tới, dự tính lượng CO2 hấp thu khoảng 44,57 tấn; sau 10 năm sẽ hấp thụ 89,14 tấn CO2. Với vối thuốc thì chưa có nghiên cứu về việc hấp thu CO2, song loài cây này cũng góp phần quan trọng để điều hòa khí hậu, giữ gìn môi trường và hệ sinh thái.

Làm dày “lá phổi xanh” trước tác động của biến đổi khí hậu
Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) giữ vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong bảo vệ rừng.

Tham gia trồng cây từ những ngày đầu, ông Chu Khai Phạ, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé tâm sự: “Từ xa xưa, người dân tộc Hà Nhì chúng tôi đã sống dựa vào rừng, nên chúng tôi rất phấn khởi khi được tham gia trồng những cây xanh trong đề án của Thủ tướng Chính phủ. Mỗi cây xanh không chỉ lấp vào khoảng trống, tăng độ che phủ rừng mà còn góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế thiên tai, giúp đời sống bà con chúng tôi càng thêm an toàn. Vì vậy, khi diện tích này trồng xong, chúng tôi sẽ phối hợp cùng với cơ quan chức năng bảo vệ, chăm sóc thật tốt”.

Không chỉ các cây mới trồng, những ngày này, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé còn triển khai kế hoạch chăm sóc, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng cao điểm cho những cánh rừng già, rừng đặc dụng bạt ngàn của khu bảo tồn, quyết tâm không để xảy ra tác động xấu nào gây ảnh hưởng lên “lá phổi xanh” của tỉnh, nhất là trong giai đoạn môi trường khí hậu đang biến đổi khắc nghiệt như hiện nay.

Ông Diệp Văn Chính, Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, cho biết thêm: Rừng bảo tồn có vai trò quan trọng nhằm bảo tồn thảm thực vật, những cánh rừng nguyên sinh và lưu giữ nguồn gen quý hiếm; bảo vệ đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, rừng đặc dụng trong Khu bảo tồn còn đóng vai trò quan trọng trong hấp thụ khí Carbon dioxide (CO2) và cung cấp oxygene (O2) cho khí quyển, giúp điều hòa khí quyển, cải thiện điều kiện vi khí hậu. Vậy nên, hoạt động trồng cây lần này đã đóng góp hàng nghìn cây xanh cho rừng đặc dụng; đây là cơ sở để bảo vệ và tái tạo các giá trị, chức năng của hệ sinh thái rừng trong khu bảo tồn.

Nguồn: Làm dày “lá phổi xanh” trước tác động của biến đổi khí hậu

Hoàng Châu
baotainguyenmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tài chính khí hậu có nguy cơ bất ổn

Tài chính khí hậu có nguy cơ bất ổn
Thế giới có thể đối mặt với một “kỷ nguyên bất ổn mới” về các cam kết tài chính khí hậu của Mỹ sau chiến thắng ông Donald Trump.

Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp nhỏ

Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp nhỏ
Khi “thể trạng” và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được cải thiện thì việc tiếp cận vốn tín dụng nhanh hơn, phát huy hiệu quả tốt hơn trong sản xuất kinh doanh.

Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu chuyển đổi năng lượng toàn cầu?

Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu chuyển đổi năng lượng toàn cầu?
Quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu là không thể tránh khỏi, trong đó Trung Quốc đang trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực này.

Miền Bắc bước vào đợt rét đậm đầu tiên, có nơi dưới 10 độ C

Miền Bắc bước vào đợt rét đậm đầu tiên, có nơi dưới 10 độ C
Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi 12-14 độ, vùng núi cao dưới 10 độ C.

Quảng Ninh: Gia tăng sức hút từ các giá trị văn hoá vùng Vịnh Hạ Long

Quảng Ninh: Gia tăng sức hút từ các giá trị văn hoá vùng Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới với các giá trị ngoại hạng toàn cầu về thẩm mỹ và địa chất, địa mạo. Các chuyên gia cũng nhận định, đánh giá cao về tiềm năng giá trị văn hóa - lịch sử của di sản. Trong các hoạt động tiếp xúc bên lề kỳ họp lần thứ 46 của Uỷ ban Di sản thế giới (tháng 7/2024), nhiều chuyên gia của Hội đồng Quốc tế về Di tích và Di chỉ (ICOMOS) đã đề nghị tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu, lập hồ sơ đề xuất UNESCO xét, ghi danh giá trị văn hoá của Vịnh Hạ Long vào danh mục Di sản thế giới. Đây là cơ hội để di sản tiếp tục được vinh danh, gia tăng sức hút đối với di sản trong tương lai.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.