Lỗ thủng của tầng ozone đang được "vá" nhanh
Phục hồi tầng ozon đang đi đúng hướng nhờ thành công của Nghị định thư Montreal Thúc đẩy quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone |
Trong một báo cáo được công bố bốn năm một lần về tiến trình của Nghị định thư Montreal đã xác nhận việc loại bỏ gần 99% các chất làm suy giảm tầng ozone bị cấm. Nghị định thư Montreal được ký kết vào tháng 9 năm 1987 và là một thỏa thuận môi trường đa phương mang tính bước ngoặt quy định việc tiêu thụ và sản xuất gần 100 hóa chất nhân tạo, hay còn gọi là "các chất làm suy giảm tầng ozone" (ODS).
Lỗ thủng của tầng ozone đang trên đà dần phục hồi do các hóa chất phá hủy nó được loại bỏ dần. |
Liên Hợp Quốc cũng cho biết một sửa đổi với Nghị định thư Montreal, được thực hiện vào năm 2016, đã giúp giảm đáng kể tình trạng biến đổi khí hậu. Bản sửa đổi yêu cầu các cường quốc trên toàn cầu giảm sản xuất và tiêu thụ nhiều loại hydrofluorocarbon, hay HFC. Mặc dù HFC không ảnh hưởng trực tiếp đến tầng ozone nhưng chúng vẫn được xem là những loại khí nhà kính mạnh.
Việc giảm dần tổng thể đã dẫn đến sự phục hồi đáng chú ý của tầng ozone bảo vệ ở tầng bình lưu phía trên và giảm sự tiếp xúc của con người với các tia cực tím (UV) có hại từ mặt trời. Việc phát hiện ra một lỗ thủng trong tầng ozone lần đầu tiên được công bố bởi ba nhà khoa học từ Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh, vào tháng 5 năm 1985.
Ở Nam Cực, sự phục hồi này được mong đợi vào khoảng năm 2066 và ở Bắc Cực vào năm 2045. Sự thay đổi về kích thước của lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực, đặc biệt là từ năm 2019 đến 2021, chủ yếu là do các điều kiện khí tượng. Tuy nhiên, sự phá vỡ tầng ozone ở Nam Cực đang dần được cải thiện về diện tích và độ sâu kể từ năm 2000.
Nghiên cứu từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) được công bố năm 2022 cho thấy nồng độ của các hoá chất làm suy giảm tầng ozone trên toàn cầu đã giảm hơn 50% tại khu vực tầng bình lưu của Trái đất, so với mức được quan sát thấy vào năm 1980.
Nguồn:Lỗ thủng của tầng ozone đang được "vá" nhanh