Hà Nội: 24°C
Thừa Thiên Huế: 19°C
TP Hồ Chí Minh: 32°C
Quảng Ninh: 23°C
Hải Phòng: 23°C

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phân cấp, phân quyền trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Bài viết tập trung đề cập đến một vấn đề lý luận về phân cấp, phân quyền trong các cơ quan nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách bộ máy nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, góp phần quan trọng vào sự phát triển của cả nước và mỗi địa phương.
Quan điểm, giá trị lý luận và thực tiễn cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ nhằm chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: Giá trị lý luận và thực tiễn cho giai đo

1. Đặt vấn đề

Phân cấp, phân quyền, ủy quyền là những nội dung quan trọng trong cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cải cách nền hành chính quốc gia nói riêng. Quá trình dân chủ hóa và phát triển của các quốc gia phụ thuộc khá nhiều vào mô hình tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc tập quyền hay phân quyền.

Trong xu hướng dân chủ hóa và phát triển, Việt Nam đã và đang triển khai mạnh mẽ các chủ trương phân cấp, phân quyền, ủy quyền trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, cải cách nền hành chính quốc gia. Thực tiễn phân cấp, phân quyền ở Việt Nam thời gian qua cho thấy, quá trình này đang đem lại nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào sự phát triển của cả nước và mỗi địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được còn nhiều vấn đề bất cập, hạn chế do nhiều lý do chủ quan và khách quan, trong đó phải tính đến lý do: thiếu một khuôn khổ lý luận phù hợp về phân cấp, phân quyền để dẫn dắt thực tiễn.

2. Một số vấn đề lý luận về phân cấp, phân quyền

Đối với một nhà nước, nơi phân định đơn vị hành chính lãnh thổ theo mô hình của nhà nước đơn nhất thì việc xác định các quan hệ quyền lực giữa trung ương và các địa phương có một ý nghĩa đặc biệt, vừa bảo đảm tính thống nhất và toàn vẹn của quyền lực nhà nước trong toàn bộ lãnh thổ quốc gia, bảo đảm quyền kiểm soát của chính quyền trung ương đối với chính quyền địa phương; vừa bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền địa phương trong việc quyết định và giải quyết mọi vấn đề phát triển của địa phương.

Phân cấp, phân quyền là những vấn đề lý luận và thực tiễn khá phức tạp, chịu sự chi phối của quá nhiều yếu tố liên quan đến quan hệ chính trị, kinh tế, truyền thống, văn hóa, đặc biệt là các quan hệ lợi ích. Do vậy, mặc dù đang được triển khai ở rất nhiều nước với những biểu hiện khác nhau của xu hướng “phi tập trung hóa” (decentralization); “tản quyền” (decentralization); ủy quyền (delegation); “trao quyền” (devolution) nhưng kết quả cũng rất khác nhau.

Về phương diện lý luận, hiện nay, nhận thức lý luận về phân quyền, phân cấp vẫn còn rất khác nhau, như: một số ý kiến cho rằng, ở nước ta, thực chất của phân cấp là phân quyền theo chiều dọc tương ứng với nội hàm của khái niệm phi tập trung hóa (decentralization). Theo đó, nội dung của phân cấp là trao cho mỗi cấp chính quyền, mỗi khâu trong bộ máy một số nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết những công việc nhất định1.

Có quan điểm cho rằng: “phân công, phân cấp, phân quyền là một phương pháp quản lý, trong đó chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức trong hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp được quy định một cách cụ thể thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo nguyên tắc trao cho các cơ quan cấp dưới nhiều quyền ra quyết định về các vấn đề có liên quan và tăng cường giám sát hoạt động của các cơ quan đó thông qua hệ thống trách nhiệm báo cáo…”2.

Theo nhóm ý kiến thứ hai thì ở Việt Nam chưa có sự phân quyền giữa trung ương và địa phương, thay vào đó, mối tương quan về quyền lực giữa trung ương và địa phương ở Việt Nam được thiết kế dựa trên tư duy phân cấp. Phân cấp nghĩa là các cấp chính quyền khác nhau được phân giao thực hiện những nhiệm vụ nhất định liên quan đến cùng một vấn đề. Chính vì vậy, vấn đề nào cũng có thể phân cấp: phân cấp quản lý công trình giao thông, phân cấp quản lý tài chính, phân cấp quản lý dự án, phân cấp quản lý cán bộ, công chức, phân cấp quản lý ngân sách,…

Việc phân cấp chủ yếu diễn ra trong hệ thống hành chính; phân cấp giữa Chính phủ với chính quyền địa phương3. “Ở Việt Nam, quan niệm nội dung của phân cấp, phân quyền không có gì khác nhau lắm. Đó là việc định rõ, hợp lý và được quy định bằng pháp luật từng loại công việc của nhà nước mà mỗi cấp hành chính từ trung ương (Chính phủ, các bộ) đến địa phương (tỉnh, huyện, xã) chịu trách nhiệm quản lý hoặc cung cấp dịch vụ”4.

Sự khác nhau trong các quan niệm về phân quyền, phân cấp trong giới nghiên cứu luật học càng cho thấy tính phức tạp của các khái niệm này.

Tình trạng lẫn lộn về phương diện khái niệm với các hệ quả: không phân biệt rõ ràng nội hàm, phạm vi của khái niệm phân quyền và phân cấp dẫn đến các quy định pháp luật về phân quyền, phân cấp thiếu tính mạch lạc, chung chung, khó vận dụng trong thực tiễn.

Trên phương diện lý thuyết phải thấy rằng, phân quyền, phân cấp là hai khái niệm khác nhau, dù nội hàm của chúng và giữa chúng có sự liên hệ và tương tác với nhau. Việc làm rõ các khái niệm này là hết sức cần thiết cho việc thiết kế các quy định pháp luật về phân quyền, phân cấp.

Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên quy định về nguyên tắc xác định quyền của mỗi cấp chính quyền. Theo đó, khoản 2 Điều 112 Hiến pháp năm 2013 quy định:

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương.

Hiến pháp năm 2013 đặt cơ sở Hiến định để Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 phát triển thêm một bước về nguyên tắc xác định thẩm quyền của chính quyền địa phương các cấp. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định: 1. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương theo hình thức phân quyền, phân cấp” (khoản 1 Điều 11).

Như vậy, trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã xác định 2 hình thức cơ bản để xác định thẩm quyền của các cấp chính quyền địa phương là: phân quyềnphân cấp.

Vấn đề đặt ra trong nghiên cứu lý luận là phải làm rõ bản chất của các khái niệm phân quyền, phân cấp, khắc phục sự lẫn lộn trong nhận thức về các khái niệm này, tạo khung lý thuyết rõ ràng, mạch lạc để tiếp tục cụ thể hóa hai phương thức xác định thẩm quyền của chính quyền địa phương trong các văn bản pháp luật.

Phân quyền, phân cấp là các cấp độ khác nhau của quá trình phi tập trung hóa, cùng hướng tới mục tiêu đưa chính quyền đến gần dân, sát dân, giải quyết nhanh và hiệu quả các nhiệm vụ phát triển của từng địa bàn, bảo đảm quyền về dân chủ của người dân.

Phân quyền về bản chất là sự phân định quyền hạn giữa các cấp chính quyền, giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương trong việc thực hiện quyền lực thống nhất của nhân dân. Hiểu theo nghĩa đơn giản, phân quyền trong mối quan hệ này là sự phân định quyền theo quan hệ dọc.

Phân quyền không bao hàm ý nghĩa là sự chuyển giao quyền lực từ trung ương xuống cho các cấp chính quyền địa phương để thực hiện, và càng không phải là quyền lực của trung ương được trao lại cho các cấp địa phương theo quan hệ thứ bậc hành chính giữa cấp trên và cấp dưới. Quyền lực được phân định trong ý nghĩa này là quyền lực của Nhân dân, ủy quyền cho mỗi cấp chính quyền thực hiện bằng Hiến pháp và các đạo luật. Điều này có nghĩa là quyền giữa các cấp chính quyền phải được thực hiện bằng luật trên cơ sở tinh thần và quy định của Hiến pháp về quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân.

Như vậy, quyền lực của mỗi cấp chính quyền là những quyền phát sinh từ sự ủy quyền chính trị của nhân dân xuất phát từ vị trí, vai trò, trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền trong quyết định các vấn đề đặt ra cho mỗi cấp chính quyền. Quyền lực được Hiến pháp, Luật phân định cho mỗi cấp chính quyền là những quyền độc lập của mỗi cấp, xác lập quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền mỗi cấp trước nhân dân, trước pháp luật. Các chủ thể được phân quyền là các pháp nhân công quyền, có đủ năng lực để thực hiện hiệu quả các quyền hạn được luật định. Vì thế, phân quyền luôn gắn với khái niệm cấp chính quyền, tức là một chính quyền địa phương với cấu trúc gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Hiến pháp năm 2013 đã quy định những quyền hạn, nhiệm vụ có tính tổng quát đối với chính quyền địa phương “… tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định…”. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã cụ thể hóa thêm một bước quan trọng, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo. Với tính chất là một đạo luật chung cho mọi cấp chính quyền địa phương, nên Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 không thể xác định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền trong tất cả các lĩnh vực của thực tiễn đời sống. Do vậy, các luật chuyên ngành trong hệ thống pháp luật có trách nhiệm quy định cụ thể hơn quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền trong từng lĩnh vực điều chỉnh của mỗi đạo luật.

Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng, phân quyền bao giờ cũng được thực hiện bằng Luật, trao quyền quyết định và tự chịu trách nhiệm cho mỗi cấp chính quyền. Trong phân quyền, không tồn tại thứ bậc hành chính, các cơ quan được phân quyền là các pháp nhân công quyền do nhân dân bầu ra, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài sản, ngân sách riêng, nguồn lực riêng được tự chủ quyết định các vấn đề thuộc chính quyền địa phương. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, phân quyền là nền tảng của quyền tự quản địa phương.

Tại Việt Nam, trong các cấp chính quyền địa phương, chưa thật sự có đầy đủ quyền theo quy chế “tự quản” nhưng ở những phạm vi nhất định đều được xác định là có tính tự chủ cao. Trong mói quan hệ phân quyền, chính quyền trung ương không can thiệp vào việc thực hiện quyền lực của chính quyền địa phương, chỉ giữ quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền địa phương thông qua các hình thức, phương thức do luật định.

Phân cấp là một khái niệm gắn liền với quản lý nhà nước, là một phương thức chuyển giao quyền quản lý từ cấp trên xuống cấp dưới theo quan hệ thứ bậc hành chính. Bản chất của phân cấp là việc cơ quan cấp trên chuyển giao những nhiệm vụ, quyền hạn do mình nắm giữ cho cấp dưới thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, cấp trên hỗ trợ, cung cấp điều kiện và phương tiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các quyền hạn được chuyển giao.

Phân cấp được thực hiện trên hầu hết các lĩnh vực quản lý nhà nước với mức độ và phạm vi khác nhau. Mức độ, phạm vi phân cấp phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, điều kiện của cơ quan phân cấp và cơ quan, tổ chức được phân cấp. Phân cấp về thực chất là chuyển giao một phần quyền hạn của mình cho cơ quan cấp dưới nên cơ quan cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã chuyển giao và liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Nhân dân về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã chuyển giao cho cấp dưới. Cơ quan, tổ chức, thậm chí là cá nhân (người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước) được phân cấp không hoàn toàn độc lập, tự quyết định theo ý chí của mình đối với các quyền hạn, trách nhiệm được phân cấp, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan phân cấp và nhận được nhiều sự hỗ trợ, tương tác từ cơ quan này.

Luật Tổ chức Chính quyền địa phương xác định nguyên tắc cơ bản đối với phân quyền, phân cấp đã cụ thể hóa thêm một bước quan trọng quan điểm về phân quyền, phân cấp vào việc phù hợp với thông lệ quốc tế, việc phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam. Tuy nhiên, việc quy định hệ thống các nguyên tắc chung cho cả phân quyền và phân cấp vẫn chưa làm rõ được sự khác nhau về tính chất, nội hàm, cấp độ giữa phân quyền và phân cấp.

Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, việc phân quyền, phân cấp có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ quản trị quốc gia đối với các đơn vị hành chính lãnh thổ. Một sự phân quyền, phân cấp phù hợp đều hướng tới đạt được các mục tiêu:

(1) Bảo đảm cho phương thức thực thi quyền lực nhà nước thông qua các phương thức, hình thức quản trị tại các đơn vị hành chính – lãnh thổ trở nên linh hoạt hơn.

(2) Cân bằng khả năng và lợi ích giữa trung ương và địa phương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên từng địa bàn.

(3) Thúc đẩy sự trưởng thành và năng lực tự quản, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, khắc phục tâm lý bao cấp, đợi chờ, ỷ lại cấp trên trong giải quyết các bài toán phát triển của từng địa phương.

(4) Tạo động lực cạnh tranh lành mạnh giữa chính quyền các địa phương khác nhau trong các nỗ lực chủ động, huy động, thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển cho các mục tiêu, chương trình phát triển của địa phương.

(5) Tạo ra nhiều cơ hội cho người dân tham gia vào đời sống chính trị, phát huy dân chủ, tăng cường sự đồng thuận xã hội trong việc xây dựng và triển khai các chính sách phát triển tại địa phương.

(6) Bảo đảm chính quyền gắn bó với nhân dân, gần dân, sát dân; bảo đảm các quyền và lợi ích của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

3. Một số hạn chế, bất cập trong phân quyền, phân cấp

Các mục tiêu của phân quyền, phân cấp đang được các cấp chính quyền địa phương tích cực hướng tới. Kết quả phân quyền, phân cấp đã tạo được nhiều nguồn lực cho sự phát triển của các địa phương, nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhiều cấp chính quyền. Tuy nhiên, vấn đề phân quyền, phân cấp cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cả trên phương diện lý luận và thực tiễn ở nước ta.

Thứ nhất, mô hình tổ chức chính quyền địa phương tuy đã có những điều chỉnh nhất định để phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo nhưng sự khác biệt không lớn, đặc biệt là mô hình tổ chức chính quyền đô thị chưa thật sự phù hợp, chưa đáp ứng các nhu cầu phát triển đô thị. Sự phân biệt chưa thật rõ nét về tổ chức, nên việc phân quyền, phân cấp về cơ bản chỉ được quy định chung cho mỗi cấp chính quyền, mặc dù đặc điểm phát triển, năng lực thực hiện của chính quyền, các nguồn lực giữa các chính quyền địa phương cùng cấp là rất khác nhau, nhu cầu phân quyền, phân cấp cũng rất khác nhau giữa các đơn vị hành chính đặc biệt, như: thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các thành phố trực thuộc trung ương, các tỉnh loại I, loại II,…

Thứ hai, phân quyền được quy định bằng Luật, song Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành mới xác định các vấn đề có tính nguyên tắc chung, chưa xác định các nguyên tắc cụ thể, phạm vi trách nhiệm, quyền được phân cấp; và trọng tâm phân quyền được chuyển cho các luật chuyên ngành quy định. Thực tiễn xây dựng pháp luật cho thấy, các luật chuyên ngành vẫn chưa quy định rõ, rành mạch phạm vi phân quyền cho các cấp chính quyền địa phương, trong nhiều trường hợp mới dừng lại ở phân quyền cho chính quyền địa phương cấp tỉnh.

Thứ ba, tình trạng phân tán, tùy tiện, cát cứ trong ban hành và thực hiện các quyết định về quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội còn diễn ra, phổ biến ở nhiều địa phương, trong nhiều trường hợp chính quyền trung ương không kiểm soát được chính quyền địa phương.

Thứ tư, không ít địa phương ban hành và thực hiện các quyết định các quyết định về đầu tư công tràn lan, gây lãng phí ngân sách nhà nước, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương trong thu hút đầu tư còn diễn ra phổ biến: công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản của chính quyền địa phương các cấp sau khi phân quyền, phân cấp còn nhiều hạn chế, yếu kém gây bức xúc trong nhân dân.

Thứ năm, những quy định pháp luật về phân quyền, phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước còn phân tán, thiếu đồng bộ, nên hiệu quả thực hiện không cao, gây thất thoát tài sản nhà nước, tạo nhiều sơ hở cho các hành vi tham nhũng. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các cấp chính quyền địa phương trong cung cấp các dịch vụ công nhưng các thủ tục, quy trình cung ứng dịch vụ công chưa được công khai, minh bạch, thiếu rõ ràng nên chưa tạo được niềm tin của người dân.

Thứ sáu, quyền hạn của các cấp chính quyền được giao chưa thật sự gắn với trách nhiệm và nguồn lực. Do vậy, không ít địa phương lúng túng trong tổ chức thực hiện. Nhiều vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền địa phương, nhưng do pháp luật quy định trách nhiệm không cụ thể giữa cấp trên và cấp dưới, giữa tập thể và cá nhân nên việc xử lý trách nhiệm khá khó khăn. Có hiện tượng đùn đẩy, đổ lỗi của chính quyền cấp trên cho cơ quan cấp dưới hoặc viện cớ của chính quyền cấp dưới, chính quyền địa phương đối với việc thực hiện trách nhiệm không đạt, hiệu quả thấp vì sự phân quyền, phân cấp thiếu rõ ràng từ chính quyền trung ương, hay từ chính quyền địa phương cấp trên.

4. Giải pháp hoàn thiện về phân cấp, phân quyền

Xuất phát từ bất cập cả về lý luận và thực tiễn vấn đề nêu trên tại Việt Nam thời gian qua, với mong muốn góp phần hoàn thiện phân cấp, phân quyền nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam thời gian tới, xin đề xuất một số giải pháp sau:

Một là, Hội đồng lý luận Trung ương xem xét việc cần thiết tổ chức nghiên cứu làm rõ về lý luận phân cấp, phân quyền trong tố chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc biệt là trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương. Theo đó, cần có sự quyết định về chủ trương, tổ chức thực hiện triển khai nghiên cứu khoa học lý luận về vấn đề này dưới các hình thức đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp quốc gia, huy động sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học trong nước cùng đại diện các cấp ủy Đảng, lãnh đạo chính quyền địa phương các cấp. Kết quả phải được đánh giá nghiêm túc, khả thi và phải được Hội đồng Lý luận Trung ương nghiệm thu, cho triển khai thí điểm với lộ trình và trong phạm vi cụ thể, khi có kết quả tích cực mới mở rộng, áp dụng trên phạm vi tổ chức chính quyền địa phương toàn quốc.

Hai là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản dưới Luật Tổ chức chính quyền địa phương với nội dung phân định rõ mô hình chính quyền địa phương đô thị, chính quyền địa phương ở hải đảo, chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính – kinh tế do Luật định và việc quy định nguyên tắc cụ thể, phạm vi trách nhiệm, quyền được phân cấp của chính quyền địa phương. Điều này đòi hỏi Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và lãnh đạo chính quyền địa phương các cấp, nhất là cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác định đây là một nhiệm vụ cấp bách, cần thiết trong tham vấn giới khoa học quản lý, khoa học luật để rà soát, bổ sung hệ thống văn bản pháp quy cụ thể hóa Luật Tổ chức chính quyền địa phương về các nội dung trên; từ đó tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp quy làm rõ mô hình các loại chính quyền địa phương nêu trên, cụ thể những nguyên tắc hoạt động, phân định rõ ràng phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền địa phương mỗi cấp.

Ba là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quyết định quy hoạch của chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố trên toàn quốc, bảo đảm có kiểm soát của Chính phủ đối với chiến lược và quy hoạch xây dựng, thực hiện phát triển kinh tế – xã hội các địa phương, bảo đảm khai thác có hiệu quả nguồn lực, tiềm năng địa phương mỗi tỉnh, thành phố khu vực hành chính – kinh tế trên cả nước. Khắc phục hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương, sự cát cứ hay khai thác cục bộ vì lợi ích trước mắt mà bất chấp hậu quả thiệt hại cho kinh tế – xã hội, suy thoái môi trường quốc gia. Muốn làm được điều này, Chính phủ cần tăng cường trách nhiệm kiểm tra, nắm chắc việc thực hiện quy hoạch các địa phương; các cấp ủy Đảng, lãnh đạo chính quyền địa phương cần khảo sát, nắm chắc tiềm năng, nguồn lực và tình hình các mặt của địa phương để xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội địa phương đúng luật, hiệu quả.

Bốn là, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật trong tổ chức thực hiện quản lý kinh tế – xã hội tại các cấp chính quyền địa phương theo đúng phương châm phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực của Đảng và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Khi đã thống nhất về lý luận, hoàn thiện về pháp luật trong phân cấp, phân quyền thì mọi hành vi thiếu trách nhiệm hay lạm quyền vì bất cứ động cơ, mục đích nào đều phải được điều tra, xác minh và xử lý. Có như vậy mới hạn chế tối đa việc đùn đẩy trách nhiệm khi có sai phạm hay tranh quyền vì lợi ích riêng.

Năm là, nhanh chóng thực hiện chuyển đổi số trong tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương các cấp. Hiệu quả ứng dụng công nghệ và khoa học tiên tiến, hiện đại sẽ bảo đảm minh bạch thông tin về tổ chức, hoạt động của các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, việc thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cơ quan, cán bộ, công chức của chính quyền địa phương đều được công khai, minh bạch, rõ kết quả đạt được theo chức trách, vị trí công tác.

5. Kết luận

Những vấn đề lý luận và thực tiễn phân quyền, phân cấp ở nước ta hiện nay cho thấy, đây là vấn đề cần thiết đầu tư nghiên cứu một cách đầy đủ, chuyên sâu để có giải pháp thích hợp, khả thi nhằm phát huy hiệu quả công tác tổ chức, hoạt động của Chính quyền địa phương thời gian tới. Theo đó, cần nghiên cứu chuyên sâu về phân cấp, phân quyền trong tổ chức chính quyền địa phương; từ kết quả nghiên cứu, triển khai thực hiện các giải pháp sát hợp, góp phần đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Tài liệu tham khảo:

1. Phạm Hồng Thái. Phân quyền và phân cấp trong quản lý nhà nước – Một số khía cạnh lý luận và thực tiễn. Tạp chí khoa học, Luật học 27/2011, tr. 5.

2. Học viện Hành chính Quốc gia. Hành chính công, dùng cho nghiên cứu và giảng dạy sau đại học. H. NXB Khoa học Kỹ thuật, 2005, tr. 131.

3. Trần Ngọc Đường (Chủ biên). Một số vấn đề về phân công phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr. 329.

4. Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ pháp lý (Leras). Tập bài giảng cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội, 2001.

Nguồn: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phân cấp, phân quyền trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay

PGS.TS. Lê Minh Thông

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội

TS. Hoàng Văn Đông

Học viện Cảnh sát nhân dân

www.quanlynhanuoc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Điểm tin xây dựng - Bất động sản ngày 25/12: Loạt khu đất trên 5.000 tỷ tại Đồng Nai đấu giá không thành

Điểm tin xây dựng - Bất động sản ngày 25/12: Loạt khu đất trên 5.000 tỷ tại Đồng Nai đấu giá không thành
Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn tồn kho nhiều, ít giao dịch; Căn hộ chung cư tại quận Hai Bà Trưng và Đống Đa tăng giá mạnh; Đề xuất xây dựng Cảng hàng không Tây Ninh với tổng mức đầu tư 4.738 tỷ đồng; Nhu cầu tìm kiếm bất động sản giá 5-10 tỷ đồng tại TP.HCM cao gần gấp đôi Hà Nội…là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý

Quảng Ninh: Xây dựng những vùng nông thôn mới sạch đẹp

Quảng Ninh: Xây dựng những vùng nông thôn mới sạch đẹp
Tỉnh Quảng Ninh đã có gần 14 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng NTM. Trong lộ trình này, Quảng Ninh xác định công tác bảo vệ môi trường là một tiêu chí chấm điểm cũng là một mục tiêu quan trọng cần phải đạt được của chương trình xây dựng NTM. Từ sự nhất quán quan điểm, tỉnh Quảng Ninh dành nguồn lực tài chính lớn và huy động nhân lực từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh để đầu tư, triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường.

Điểm tin ngân hàng ngày 25/12: ABBank chi 1.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

Điểm tin ngân hàng ngày 25/12: ABBank chi 1.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn
Số dư tiền thanh toán của người dân đạt kỷ lục mới; Agribank đấu giá 5 lô đất tại Cam Lâm, Khánh Hòa để thu hồi nợ xấu; NHNN phát hành hơn 53 nghìn tỷ đồng tín phiếu; Ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.

Đắk Lắk: Buôn Ma Thuột - Kết nối và phát triển không gian xanh

Đắk Lắk: Buôn Ma Thuột - Kết nối và phát triển không gian xanh
Là đô thị miền núi, dĩ nhiên Buôn Ma Thuột không thiếu những không gian xanh để cho người dân địa phương cũng như du khách tận hưởng và trải nghiệm.

Nhận định chứng khoán ngày 25/12: Giai đoạn kiểm định quan trọng

Nhận định chứng khoán ngày 25/12: Giai đoạn kiểm định quan trọng
Thị trường chứng khoán ngày 25/12 được dự báo sẽ tiếp tục giằng co khi VN Index đang trong giai đoạn kiểm định lực cầu tại vùng hỗ trợ 1.253 - 1.249 điểm.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.