Những điểm sáng kinh tế Việt Nam cuối năm 2023
WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 ở mức 4,7% Đâu là động lực chính cho thành tích kinh tế ấn tượng của Việt Nam? |
Tiêu dùng nội địa tăng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ảnh: Vũ Long |
Nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng môi trường đầu tư tại Việt Nam
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), tính đến ngày 20.7.2023 (thời điểm chốt số liệu báo cáo hàng tháng của Bộ KHĐT), tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt gần 16,24 tỉ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 11,58 tỉ USD, tăng nhẹ 0,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT) - cho biết: Tổng vốn đầu tư đăng ký lần đầu tiên trong năm 2023 tăng so với cùng kỳ (tăng 4,5%) sau khi giảm liên tục trong 6 tháng. Tính riêng trong tháng 7.2023, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 2,8 tỉ USD, tăng 8,9% so với tháng 6 năm 2023, tăng 41,9% so với tháng 5.2023 và tăng 85,7% so với cùng kỳ tháng 7.2022.
Cũng theo ông Đỗ Nhất Hoàng, vốn đầu tư mới cũng như dự án đầu tư mới so với cùng kỳ tiếp tục tăng mạnh hơn so với các tháng đầu năm. Tốc độ tăng số dự án mới lớn gần gấp 2 lần tốc độ tăng tổng vốn đầu tư. Điều này cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài quy mô vừa và nhỏ tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam.
Tiêu dùng, luân chuyển hàng hóa, du lịch… bứt phá lạc quan
Trao đổi với Lao Động, ông Vũ Tuấn Anh - Chủ tịch JCI Việt Nam - cho hay: Mặc dù nền kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều “điểm xám”, nhưng các hoạt động lữ hành trong nước đã khởi sắc trở lại nhờ lượng khách du lịch tăng.
“Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, khách quốc tế đến Việt Nam tháng 7.2023 ước đạt hơn 1 triệu lượt người, tăng 6,5% so với tháng trước và gấp 2,9 lần cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng năm 2023, khách quốc tế đến nước ta ước đạt hơn 6,6 triệu lượt người, gấp 6,9 lần cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy, các hoạt động dịch vụ, lữ hành của Việt Nam đang dần hồi phục, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của đất nước” - ông Vũ Tuấn Anh nói.
Hoạt động du lịch đã kích thích tăng trưởng vận tải, thương mại. 7 tháng năm 2023, vận tải hành khách ước đạt 2.615 triệu lượt khách, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước. Vận tải hàng hóa ước đạt 1.303 triệu tấn, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Công Thương, trong 7 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.
Theo chuyên gia kinh tế - PGS.TS Ngô Trí Long, tiêu dùng trong nước, đầu tư công và xuất khẩu tiếp tục là “cỗ xe tam mã” thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm.
Trong 3 động lực đó, cầu có ý nghĩa quan trọng, nên Nhà nước đã tìm mọi biện pháp để phục hồi cầu, kích cầu tăng trưởng. Vấn đề thứ hai là tăng cường đầu tư công. Chính phủ tập trung toàn bộ sức lực, sử dụng hệ thống chính trị đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, các ngành, các cấp. Động lực tăng trưởng thứ ba là vấn đề xuất khẩu.
Phát huy hiệu quả của đầu tư công Trong 7 tháng năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 15,23 tỉ USD trong khi cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,34 tỉ USD. Ngày 10.8, Ngân hàng Thế giới - World Bank (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại nhưng sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm nay và những năm tiếp theo. WB khuyến nghị Việt Nam nên thực hiện 5 giải pháp để phát huy hiệu quả của đầu tư công, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đó là cải thiện việc lập kế hoạch và thẩm định dự án đầu tư công; biến chi đầu tư công trở thành công trình hạ tầng hiệu quả; tăng cường quản lý tài sản công, nâng cao hiệu quả thu, chi ngân sách; thiết lập chiến lược, kế hoạch và chương trình đầu tư công phù hợp; cải thiện cơ chế quản lý đầu tư và quan hệ ngân sách giữa các cấp chính quyền theo hướng hiện đại. |
Nguồn:Những điểm sáng kinh tế Việt Nam cuối năm 2023