Hà Nội: 14°C
Thừa Thiên Huế: 18°C
TP Hồ Chí Minh: 30°C
Quảng Ninh: 16°C
Hải Phòng: 16°C

Những giải pháp thúc đẩy ngành lúa gạo Việt Nam

Thời gian qua, trước bối cảnh diễn biến khó lường của thị trường thương mại gạo toàn cầu, đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp nhằm góp phần tiêu thụ thóc, gạo
Hướng tới mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa gạo

Theo Bộ Công Thương, tình hình thương mại lương thực toàn cầu đang rất phức tạp, do nhiều nước đã có lệnh cấm xuất khẩu gạo, như Ấn Độ, UAE, Nga. Bên cạnh đó, hiện tượng El Nino gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lương thực, ngũ cốc tại nhiều khu vực.

Điều này đã tác động mạnh đến nguồn cung sản lượng gạo toàn cầu, làm quan ngại về các vấn đề an ninh lương thực thế giới cũng như ảnh hưởng đến xu hướng phục hồi kinh tế của nhiều quốc gia khi tình trạng lạm phát chưa được cải thiện.

Trích dẫn số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương cho biết, năm 2023, cả nước gieo trồng được 7,1 triệu ha, năng suất trung bình đạt 6,07 tấn/ha, sản lượng đạt trên 43,1 triệu tấn, tăng 452.000 tấn so với năm 2022.

Với sản lượng lúa dự kiến như trên, ngoài bảo đảm an ninh lương thực trong nước, chế biến, làm giống, chăn nuôi, Việt Nam có thể xuất khẩu trên 7,5 triệu tấn gạo trong năm 2023. Trong 7 tháng đầu năm 2023 đã xuất khẩu 4,83 triệu tấn; còn khoảng 2,67 triệu tấn cho xuất khẩu trong 5 tháng còn lại của năm 2023.

Những giải pháp thúc đẩy ngành lúa gạo Việt Nam
Ảnh minh họa.

Để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong những tháng cuối năm 2023, Bộ Công Thương đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 15/8/2023 về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước.

Về hoàn thiện cơ chế, chính sách, Bộ sẽ khẩn trương rà soát, hoàn thiện Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho cơ chế xuất khẩu gạo, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng và thuận lợi cho các thương nhân xuất khẩu gạo.

Về phát triển thị trường, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình thị trường thương mại gạo thế giới, động thái của các nước sản xuất, xuất khẩu lớn và kịp thời thông tin tới các bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để chủ động, điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo, bảo đảm phù hợp, hiệu quả.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các chương trình, hoạt động giao thương, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại gạo phù hợp với tình hình mới để nâng cao giá trị sản phẩm gạo của Việt Nam.

Bộ Công Thương cũng sẽ phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khai thác tốt cơ chế ưu đãi của các FTA mà Việt Nam là thành viên để chủ động đàm phán với các đối tác nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, chiếm lĩnh các thị trường mới, tiềm năng và nâng cao tính cạnh tranh cho ngành hàng gạo Việt Nam.

Hướng dẫn, hỗ trợ thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh; khả năng đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu và xử lý có hiệu quả tranh chấp thương mại quốc tế.

Bộ cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết hợp giữa các hình thức thương mại truyền thống và trực tuyến nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác về thương mại gạo với các thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia, khu vực Châu Phi, Trung Quốc. Đồng thời, khai thác các thị trường ngách với chủng loại gạo thơm, gạo chất lượng cao mà Việt Nam đã thâm nhập được trong các năm vừa qua như EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, khu vực Bắc Mỹ…

Phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của thương nhân về những quy định của các cơ chế hợp tác đa phương và song phương mà Việt Nam đã ký kết để tận dụng tối đa lượng hạn ngạch thuế quan.

Về công tác kiểm tra, giám sát. Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tại địa phương tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tại các địa phương theo dõi sát tình hình giá gạo, kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh, đầu mối bán buôn, bán lẻ, các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các kho nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các hành vi vi phạm về niêm yết giá, đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý đối với mặt hàng gạo. Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh gạo không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Nguồn:Những giải pháp thúc đẩy ngành lúa gạo Việt Nam

Minh Lâm
moitruong.net.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Triển khai các phương án phòng cháy rừng tại Vườn chim Bạc Liêu

Triển khai các phương án phòng cháy rừng tại Vườn chim Bạc Liêu
Ban Quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ ven biển tỉnh Bạc Liêu thông tin, Khu Bảo tồn loài- sinh cảnh Vườn chim Bạc Liêu đang trong tình trạng cảnh báo cháy rừng cấp IV (cấp nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn).

Quảng Trị: Cần chú trọng bảo vệ môi trường trong vận chuyển vật liệu, phế thải dự án

Quảng Trị: Cần chú trọng bảo vệ môi trường trong vận chuyển vật liệu, phế thải dự án
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhiều dự án đầu tư xây dựng đang được triển khai rầm rộ. Cùng với việc triển khai nghiêm ngặt các quy định về môi trường, bên cạnh đó vẫn còn dự án chưa chưa thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường. Đặc biệt trong quá trình vận chuyển phế thải, vật liệu xây dựng không được che đậy gây vương vãi, khói bụi đã ảnh hưởng không nhỏ đến người dân trong khu vực.

Đà Nẵng chuẩn bị khởi công nhà máy điện rác đầu tiên

Đà Nẵng chuẩn bị khởi công nhà máy điện rác đầu tiên
Nhà máy điện rác tại Đà Nẵng có tổng vốn đầu tư lên đến 2.021 tỷ đồng, được xây dựng trên diện tích 9,387 ha.

Chiêu trò lừa đảo từ các cuộc gọi không nói gì

Chiêu trò lừa đảo từ các cuộc gọi không nói gì
Gần đây, nhiều nhận được các cuộc gọi lạ giả danh, cuộc gọi không nói gì, không có âm thanh… gây phiền hà. Thậm chí, có nhiều người rơi vào bẫy lừa đảo.

Quyết liệt chỉ đạo cung ứng vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm

Quyết liệt chỉ đạo cung ứng vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm
Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 1491/VPCP-CN ngày 24/02/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc quyết liệt chỉ đạo cung ứng vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm.