Hà Nội: 12°C
Thừa Thiên Huế: 22°C
Hải Phòng: 14°C
TP Hồ Chí Minh: 26°C
Quảng Ninh: 14°C

Phát triển 89 dự án điện tái tạo tại Lâm Đồng

Căn cứ nhu cầu tiêu thụ, cung ứng điện tại địa phương, Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng đề xuất nghiên cứu đầu tư 89 dự án nguồn điện đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Lối thoát cho loạt dự án điện mặt trời Giải quyết bất cập tại các dự án năng lượng tái tạo ở Phú Yên
Phát triển 89 dự án điện tái tạo tại Lâm Đồng
Trong danh mục 89 dự án nguồn điện đề xuất đầu tư tới năm 2030, ghi nhận dự án điện mặt trời hồ thủy điện Đại Ninh từng vấp phải quan ngại của chính các sở, ngành địa phương từ hơn 1 năm trước.

Cụ thể, danh mục dự án nguồn điện bao gồm: 20 dự án điện gió (tổng công suất khoảng 1.500MW, tổng sản lượng điện trung bình năm khoảng 4,7 tỷ kWh), 13 dự án điện mặt trời (tổng công suất khoảng 753MW, tổng sản lượng điện trung bình năm khoảng 1,46 tỷ kWh), 3 dự án thủy điện tích năng (3.700MW), 42 dự án thủy điện (381MW, điện lượng trung bình năm khoảng 1,2 tỷ kWh)…

Dự án năng lượng tái tạo gồm 89 dự án với tổng công suất khoảng 6.400MW, điện lượng sản xuất trung bình năm tăng thêm từ nguồn năng lượng tái tạo khoảng 7,4 tỷ kWh.

Theo Sở Công thương Lâm Đồng, đến năm 2030, nếu 89 dự án nguồn điện năng lượng tái tạo nêu trên được đầu tư đưa vào vận hành khai thác và cung cấp điện thì cũng chỉ đáp ứng được 1,25-1,35% nhu cầu hệ thống điện quốc gia. Do đó, việc đầu tư phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là cần thiết.

Ngoài ra, nội dung liên quan tới phát triển dự án điện từ các nguồn năng lượng có tiềm năng khác cũng được đề cập tới (như điện sinh khối, điện rác…).

Về điện sinh khối, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ghi nhận nguồn nguyên liệu sinh khối (biomass) rải rác, nhỏ lẻ, không có nguồn nguyên liệu tập trung ở mức độ quy mô công nghiệp để sản xuất điện nên chưa có tiềm năng phát triển.

Tương tự, điện rác cũng chưa được địa phương tính tới do Lâm Đồng chưa đủ lượng rác thải tập trung có khả năng hình thành dự án nguồn điện có hiệu quả từ việc đốt rác thải. Nhiều nhà đầu tư đã đến nghiên cứu dự án điện từ rác thải tại Lâm Đồng nhưng chưa có dự án nào triển khai do không đủ lượng rác tập trung.

Thống kê thời điểm tháng 4/2021, Lâm Đồng có khoảng 936 tấn rác thải rắn/ngày-đêm, rất ít so với Hà Nội và TP.HCM.

Tính đến hết năm 2022, tỉnh Lâm Đồng có 35 dự án thủy điện đã đưa vào vận hành khai thác với tổng công suất lắp máy khoảng 1.700MW, sản lượng trung bình năm khoảng 6,3 tỷ kWh.

Đáng chú ý, liên quan tới danh mục 7 dự án thủy điện vừa và nhỏ trên lưu vực sông Đạ Huoai, UBND huyện Đạ Huoai đề nghị không quy hoạch làm thủy điện do nguy cơ gây sạt lở bờ sông cao và ngập lụt ảnh hưởng đến diện tích trồng cây ăn trái dọc hai bên bờ sông.

Tuy nhiên, Sở Công thương nhận định đề nghị của huyện Đạ Huoai chưa có cơ sở thực tiễn, dẫn chứng cụ thể. Ngoài ra, ý kiến của huyện không phù hợp với Nghị quyết 55 ngày 11/2/2020 và Nghị quyết 23 ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị, Quyết định 2068 của Thủ tướng cũng như một số nghị quyết và kế hoạch của UBND tỉnh, Tỉnh ủy Lâm Đồng.

Nguồn:Phát triển 89 dự án điện tái tạo tại Lâm Đồng

Nguyễn Cảnh
theleader.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 24/2/2025: Tuổi Dậu lao đao công việc, tuổi Tý lộc ăn uống

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 24/2/2025: Tuổi Dậu lao đao công việc, tuổi Tý lộc ăn uống
Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 24/2/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...

Đà Nẵng: Doanh nghiệp xả khí thải phải kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường

Đà Nẵng: Doanh nghiệp xả khí thải phải kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường
UBND thành phố Đà Nẵng giao Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với các cơ sở xả khí thải trên địa bàn thành phố theo Nghị định số 153/2024/NĐ-CP ngày 21/11/2024 của Chính phủ.

Tăng cường quản lý, bảo vệ môi trường nước

Tăng cường quản lý, bảo vệ môi trường nước
Bảo vệ môi trường nước là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, trong đó các cấp chính quyền địa phương, và người dân đóng vai trò quan trọng. Nhận thức rõ những thách thức, khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường nước, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, tăng cường quản lý nhà nước để giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn tỉnh.

Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong quản lý chất thải

Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong quản lý chất thải
Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt mục tiêu giảm gần 30 triệu tấn CO2 trong lĩnh vực quản lý chất thải, để góp phần thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Tăng cường quản lý, phòng cháy chữa cháy rừng trong năm 2025

Tăng cường quản lý, phòng cháy chữa cháy rừng trong năm 2025
Hiện nay đang là giai đoạn bước vào cao điểm mùa khô. Nắng nóng kéo dài sẽ khiến nhiều diện tích rừng trong khu vực tỉnh Hà Tĩnh có nguy cơ bị cháy nguy hiểm. Để chủ động thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại khi có cháy rừng xảy ra, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tăng cường triển khai nhiều biện pháp để phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô trong năm 2025.