Hà Nội: 22°C
Thừa Thiên Huế: 23°C
TP Hồ Chí Minh: 29°C
Quảng Ninh: 22°C
Hải Phòng: 22°C

Phát triển bền vững đô thị di sản Việt Nam

Đô thị di sản luôn mang đậm dấu ấn của thời gian, chứa đựng nhiều lớp văn hóa tạo nên danh tiếng, uy tín và cơ hội phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các đô thị di sản ở nước ta đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng từ hoạt động du lịch không được kiểm soát; tình trạng đô thị hóa nhanh với điều kiện quy hoạch yếu kém; sự gia tăng của dân số cùng với sự thay đổi trong lối sống của cư dân và biến đổi khí hậu với diễn biến thời tiết khắc nghiệt,… Do vậy, chính quyền đô thị cần quan tâm đặc biệt tới việc xây dựng và thực thi các kế hoạch, quy hoạch phát triển đô thị di sản phù hợp.
Tăng tốc chuyển đổi số để phát triển bền vững Đo lường và đánh giá quan hệ xã hội: Bệ phóng cho doanh nghiệp phát triển bền vững

Từ khóa: Đô thị di sản; phát triển bền vững; quy hoạch, kế hoạch; Việt Nam.

1. Đặt vấn đề

Đô thị Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, nhiều giai đoạn thăng trầm. Trải qua gần 40 năm đổi mới, hệ thống đô thị có nhiều chuyển biến, tăng nhanh về số lượng và chất lượng đô thị ngày càng được nâng cao. Bên cạnh những đô thị mới, việc lưu giữ, bảo tồn giá trị lịch sử – văn hóa của những đô thị di sản là vấn đề cấp thiết đặt ra trong quản lý và phát triển đô thị ở nước ta hiện nay. Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản ly và phát triến bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nêu rõ: “… kết hợp đồng bộ và hài hòa giữa cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị với phát triển các đô thị mới, bảo đảm kiến trúc đô thị hiện đại, giàu bản sắc, các yếu tố văn hóa đặc trưng dược giữ gìn và phát huy1. Trong đó nhấn mạnh việc nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn riêng cho xây dựng và lựa chọn mô hình phát triển đô thị bền vững, phù hợp cho từng vùng, miền, tại những địa bàn vùng đồi núi, cao nguyên, vùng có tính trọng yếu về quốc phòng, an ninh; đặc biệt là cần đầu tư phát triển các đô thị có giá trị về di sản, du lịch, đô thị gắn với những địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch.

2. Khái quát chung về đô thị di sản

– Đô thị là một địa điểm tập trung đông dân cư với những hoạt động chủ yếu là phi nông nghiệp, là các trung tâm chức năng về hành chính, thương mại của một vùng hoặc quốc gia. Ở đô thị, mạng lưới giao thông, hệ thống giáo dục, chăm sóc y tế, nhà ở và các điều kiện sống hoàn thiện hơn so với những khu vực khác,… là những điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế – xả hội cho chính đô thị cũng như các vùng lân cận, giúp hệ thống đô thị trở thành động lực phát triển của mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia.

Theo Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 quy định: “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn”. Vì vậy, đô thị chính là khu vực tập trung đông dân cư sinh sống và chủ yếu hoạt động trong những lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, đồng thời là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, du lịch và dịch vụ của cả nước hoặc vùng lãnh thổ, bao gồm: các thị trấn, thị xã, thành phố (thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương) và có vai trò to lớn đối với sự phát triển của đất nước.

Tại Việt Nam, đô thị được phân thành 6 loại: loại I, loại II, loại III, loại IV, loại V và loại đặc biệt theo 5 tiêu chí (vị trí, vai trò, chức năng, cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đô thị, quy mô dân số, mật độ dân số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, sự phát triển kết cấu hạ tầng).

Di sản là những giá trị vật chất, tinh thần tự nhiên và tài sản mà thế hệ trước đã tích lũy, gìn giữ và để lại cho thế hệ sau. Mỗi di sản đều mang trong mình những giá trị nội tại vô cùng to lớn và phong phú. Di sản được chia thành nhiều loại, bao gồm: di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, di sản thừa kế,…

Hiện nay, trong số gần 1.100 di sản có giá trị phổ biến vượt trội nằm trong danh sách Di sản thế giới, có tới hơn 250 di sản đô thị2. Ngoại trừ các đô thị mới được hình thành theo quyết định hành chính, hầu hết các đô thị trên thế giới đều trải qua quá trình phát triển trong hàng trăm năm, thậm chí là nhiều thế kỷ. Trong quá trình phát triển đó, các đô thị luôn được thừa kế những di sản của nền văn minh, sự phát triển trong giai đoạn trước để lại. Di sản đô thị bao gồm cơ cấu đô thị, di sản thiên nhiên, di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) và các di sản khác,… Các di sản đô thị là phần không thể thiếu của các đô thị, là một bộ phận, cấu trúc đã hình thành ở một hoặc nhiều thời kỳ của lịch sử, có giá trị về lịch sử, văn hóa nhân văn, kiến trúc, thẩm mỹ, cảnh quan, giá trị vật chất và các giá trị khác tạo nên vẻ riêng biệt, nét đặc trưng của mỗi đô thị.

Di sản đô thị là các yếu tố vật chất và phi vật chất gắn liền với một đô thị, mang giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, thẩm mỹ và xã hội, góp phần hình thành bản sắc riêng biệt của đô thị đó. Đây có thể là những công trình, không gian, hay các giá trị văn hóa mà đô thị tích lũy qua các thời kỳ phát triển.

– Đô thị di sản là khái niệm trên thế giới hiện nay chưa thống nhất, theo quan điểm của UNESCO sử dụng với thuật ngữ “đô thị lịch sử” và theo Khuyến nghị của Tổ chức HUL, bao gồm: địa hình, diện mạo, thủy văn, các đặc điểm tự nhiên của khu vực, hệ thống kết cấu hạ tầng trên và dưới mặt đất, không gian mở và vườn, mô hình sử dụng đất và tổ chức không gian.

Đô thị lịch sử không chỉ bao gồm các di tích mà còn kết cấu đô thị nói chung cùng các khía cạnh phi vật thể liên quan tới tính đa dạng và bản sắc, các giá trị và thực tiễn văn hóa – xã hội của đô thị.

Từ những quan điểm nêu trên, có thể hiểu: Đô thị di sản là những khu định cư của con người được cấu thành từ những bộ phận như môi trường, cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên được con người thích nghi, khai thác để tạo lập môi trường sống đô thị và các yếu tố nhân tạo như công trình kiến trúc, không gian đường phố, quảng trường,.. con người với lối sống, phong tục, tập quán đô thị. Do đó, di sản đô thị khác với đô thị có sở hữu di sản, nhấn mạnh tới tính chỉnh thể của đô thị, trong đó có các yếu tố vật thể và phi vật thể nằm trong mối quan hệ không thể tách rời.

Theo thống kê của Liên hiệp quốc, hiện nay, có khoảng hơn 80% nền kinh tế toàn cầu được tạo ra ở các đô thị. Riêng với các đô thị di sản, sự kết hợp giữa nhiều yếu tố, như: lịch sử, văn hóa, thiên nhiên,… không chỉ giúp các đô thị trở nên độc đáo và là một phần không thể thiếu trong sự đa dạng của thế giới mà còn trở thành nguồn sống cho các cư dân, tạo động lực quan trọng cho sự phát triển. Tại các đô thị di sản trên thế giới cũng cho thấy rõ sự phát triển của các hoạt động kinh tế, đặc biệt là hoạt động thương mại, dịch vụ. Bản thân mỗi di sản ở đô thị đều có thể trở thành “nguồn vốn” rất giá trị cho các hoạt động này. Trong đó, các nhà kinh tế đánh giá rất cao tiềm năng của di sản đô thị đối với sự phát triển du lịch.

3. Thực trạng phát triển bền vững các đô thị di sản Việt Nam

Thứ nhất, những nguồn lực phát triển bền vững các đô thị di sản ở Việt Nam.

(1) Nguồn lực phát triển bền vững du lịch đô thị di sản. Ngành du lịch ở Việt Nam hiện nay được xem đây là nền tảng, trụ cột quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Với những di sản mang nhiều giá trị đặc sắc, trong những năm qua, các di sản đô thị nói riêng, đô thị di sản nói chung tại Việt Nam đã trở thành những điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, tạo điều kiện để các địa phương thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.

Việt Nam là quốc gia có nhiều đô thị cổ, như: cố đô Huế, cố đô Hoa Lư, Hội An và nhiều đô thị có bề dày lịch sử: Hà Nội, Nam Định, Phố Hiến (tỉnh Hưng Yên), Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng)… Theo thống kê, quần thể di tích cố đô Huế (Thừa Thiên Huế) đang sở hữu hệ thống di sản vật thể và phi vật thể quý giá và đồ sộ. Với hơn một thế kỷ là Kinh đô của một triều đại phong kiến với thiết chế chính trị dựa trên nền tảng Nho giáo, lại từng là thủ phủ của Phật giáo, bên cạnh những kiến trúc cung đình lộng lây như Kinh thành, Hoàng thành, Tử cấm thành và lăng tẩm của các vua Nguyễn cũng như các công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với các thể chế của hoàng quyền, Huế còn lưu giữ hàng trăm ngôi chùa thâm nghiêm cổ kính… Ngoài ra, Huế còn có nhiều di sản văn hóa phi vật thể như các lễ hội và hình thức âm nhạc lễ nghi dân gian, giải trí; các nghề thủ công truyên thông rất hấp dẫn… Trong khi đó, đô thị cổ Hội An sở hữu hơn 1.400 di tích được kiểm kê phân loại (có 27 di tích cấp quốc gia, 49 di tích cấp tỉnh và hơn 1.330 di tích nắm trong danh mục bảo vệ của thành phố). Riêng khu phố cổ có 1.130 di tích, trong đó có 9 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 8 di tích cấp tỉnh3.

Tương tự, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cũng có hệ thống di tích lịch sử văn hóa qua hàng nghìn năm lịch sử. Toàn tỉnh có 1.821 di tích, đặc biệt cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên (trong đó có 395 di tích) đã được xếp hạng. Ngoài quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh ở hạng mục Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, Ninh Bình còn có cố đô Hoa Lư, khu danh thắng Tràng An – Tam Cốc – Bích Động và di tích núi Non Nước được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt4.

Bên cạnh những khu đô thị cổ nêu trên, nhiều thành phố ở Việt Nam còn sở hữu số lượng di sản, di tích lớn hoặc chứa đựng các yếu tố di sản độc đáo và đặc thù… chẳng hạn, tại thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) cũng mang dáng dấp đô thị di sản vùng cao nguyên khi sở hữu khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và phong cách kiến trúc riêng biệt; còn Sa Pa (tỉnh Lào Cai) là thành phố trong sương với cảnh quan thơ mộng, địa hình đồi núi tự nhiên cùng phong tục, văn hóa bản địa riêng biệt…

Nhìn chung, đô thị di sản cổ ở Việt Nam thu hút khách tìm đến những giá trị về cảnh quan, lịch sử để tìm hiểu, tương tác, trải nghiệm, thẩm thấu những giá trị văn hóa đô thị đặc sắc… Thông qua đó, ngành Du lịch tại các đô thị di sản nước ta mang lại những sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều người, góp phần tăng nguồn thu, tạo tiền đề cho sự phát triển của các đô thị di sản ở các địa phương.

(2) Nguồn lực phát triển bền vững kinh tế đô thị, việc làm xanh ở đô thị di sản. Di sản đô thị được bảo vệ tốt có thể trực tiếp góp phần giảm nghèo và giảm bất bình đẳng thông qua việc cung cấp nơi trú ẩn, bảo đảm điều kiện sống cần thiết cho con người. Đồng thời, thương hiệu đô thị di sản cùng những di sản có giá trị là cơ sở quan trọng để thu hút đầu tư, tạo việc làm xanh; cung cấp cho người dân đời sống tinh thần phong phú, tăng cường sự gắn kết cộng đồng.

Di sản đô thị được bảo tồn tốt cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc giải quyết các rủi ro liên quan đến tự nhiên hay do chính con người gây ra. Trong các tình huống xung đột và hậu xung đột, việc thừa nhận và bảo tồn di sản dựa trên các giá trị và lợi ích chung có thể thúc đẩy sự công nhận, khoan dung và tôn trọng giữa các cộng đồng khác nhau, là tiền đề cho sự phát triển hòa bình của xã hội… Một đóng góp quan trọng của những đô thị di sản trong phát triển kinh tế đô thị, đó là vấn đề việc làm – được tạo ra từ nhu cầu bảo tồn, trùng tu các di tích lịch sử, văn hóa và các hoạt động liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể.

Thứ hai, những thách thức đặc thù cho sự phát triển bền vững đô thị di sản Việt Nam.

Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đã khiến bản sắc các thành phố di sản tại Việt Nam ngày càng mai một. Dấu ấn thời gian và yếu tố di sản dẫn bị thay thế bởi các công trình mới hoặc chịu sức ép từ sự gia tăng dân số nhanh chóng. Tuy nhiên, do khái niệm đô thị di sản chưa cụ thể hóa, chưa có bộ tiêu chí đặc thù của đô thị di sản trong các văn bản pháp luật nên chính quyền ở một số địa phương đang khá lúng túng trong công tác quản lý và bảo tồn di sản, cũng như việc giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Ở nhiều nơi, mặc dù việc quản lý, bảo vệ và phát huy các giá trị của di sản được chính quyền và người dân quan tâm, chung tay thực hiện nhưng một số quy định pháp luật liên quan đến tu bổ, tôn tạo di tích chưa phù hợp đã làm nảy sinh nhiều trở ngại trong công tác này…

Công tác quản lý, bảo vệ đô thị di sản chưa đáp ứng yêu cầu. Trong khi việc lồng ghép các kế hoạch quản lý di sản vào kế hoạch, quy trình phát triển đô thị là rất quan trọng để bảo vệ, phát triển bền vững các đô thị di sản ở nước ta. Số chính quyền địa phương chưa có kế hoạch quản lý, bảo vệ di sản đô thị chiếm tỷ trọng cao; một số ít các đô thị có kế hoạch quản lý di sản tích hợp với kế hoạch phát triển thành phố và các kế hoạch khác như quản lý du lịch, quản lý giao thông… Tuy nhiên, chính quyền đô thị yêu cầu khi xây dựng các công trình lớn ở những khu đô thị di sản phải được cơ quan di sản phê duyệt, nhưng phần lớn đều không yêu cầu việc xây dựng các công trình mới phải phù hợp với nét kiến trúc độc đáo của đô thị lịch sử.

Việc quản lý các đô thị di sản đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng, từ quản lý di sản đến du lịch, từ phát triển đô thị đến kết cấu hạ tầng và giao thông… nhưng hầu hết chính quyền đô thị không thành lập các ban chỉ đạo hoặc cơ chế phối hợp liên ngành ở cấp trung ương với địa phương để quản lý, phát triển bền vững đô thị di sản. Bên cạnh đó, chưa có danh sách kiểm kê các khu đô thị, công trình kiến trúc, di tích và di tích lịch sử cần được quy hoạch, bảo tồn và phát huy trong chiến lược phát triển dài hạn.

Sự bất ổn và rủi ro trước biến đổi khí hậu cũng là những trở ngại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vùng, đô thị di sản về thời tiết, hạn hán, mưa lớn, lũ lụt, sụt lún đất thường xuyên. Mặc dù, chính quyền đô thị các cấp và ở các đô thị di sản đã xây dựng chính về biến đổi khí hậu hoặc chính sách quản lý thiên tai, nhưng việc bảo vệ di sản đô thị gặp nhiều khó khăn và diễn biến khó lường trong bảo tồn và phát huy di sản đô thị bền vững.

4. Một số giải pháp phát triển bền vững các đô thị di sản Việt Nam

Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo tồn và phát triển đô thị di sản. Cần sớm cụ thể thuật ngữ đô thị di sản và bổ sung một chương trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa năm 2009 để quy định cụ thể về loại hình di sản này với các nội dung như tiêu chí công nhận, quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị… Xây dựng, đề xuất, áp dụng một bộ tiêu chí đặc thù của đô thị di sản hoặc xây dựng cơ chế đô thị di sản làm cơ sở cho các địa phương tiến hành quy hoạch, sắp xếp đơn vị hành chính, giải quyết mối quan hệ giữa hiện đại hóa và bảo tồn di sản đô thị trong quá trình đô thị hóa. Cụ thể, từ thực tiễn vấn đề quản lý di sản của các thành phố, như: Hà Nội, Huế, Hội An…, việc xác định rõ những đặc tính, đặc thù của loại hình đô thị di sản để có cách ứng xử phù hợp cũng như bổ sung các thuật ngữ đô thị di sản để có cơ chế, chính sách trong công tác quản lý quy hoạch hiệu quả hơn.

Đặc biệt, chính quyền Trung ương và địa phương cũng như các cơ quan liên quan cần quan tâm thực hiện những khuyến nghị đã được nêu tại Tuyên bố Hội An về bảo tồn và phát huy giá trị di sản đô thị năm 2017, các bên liên quan tìm được tiếng nói chung và ra được Tuyên bố Hội An về bảo tồn và phát huy giá trị di sản đô thị.

Hai là, chuyển đổi tư duy quản lý hướng tới đô thị di sản trong quá trình đô thị hóa và toàn cầu hóa mạnh mẽ. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, xây dựng và hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị và chất lượng cuộc sống đô thị. Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị, tập trung xây dựng, phát triển hệ thống đô thị quốc gia bền vững và đồng bộ về mạng lưới, trong đó đẩy mạnh phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là với những đô thị lịch sử – văn hóa đặc thù là những nhiệm vụ trọng tâm…

Nâng cao chất lượng các không gian công cộng để tạo sự cạnh tranh giữa đô thị di sản với các đô thị khác. Trước giá trị và sức hút to lớn của đô thị di sản, cần kiến tạo, thúc đẩy cơ chế đặc thù để đô thị di sản giữ được bản sắc, không bị cuốn theo sự phát triển của đô thị nén và bê – tông hóa, gây xung đột với giá trị di sản

Ba là, nghiên cứu, đề xuất cách thức bảo tồn, tiếp cận, xây dựng chương trình bảo tồn di sản tích hợp với phát triển đô thị, phù hợp với xu thế chung trên thế giới. Bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử của đô thị cần trở thành một phần được lồng ghép trong các chương trình, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Huy động sự tham gia của cộng đồng vào chương trình bảo tồn và tiếp cận đa chiều trong quá trình phát triển các đô thị gắn với giá trị văn hóa – lịch sử – kiến trúc, hướng tới phát triển bền vững

Bốn là, việc bảo tồn các đô thị lịch sử và di sản đô thị cần hướng tới cách tiếp cận toàn diện và xem xét bối cảnh nhận thức rộng lớn. Việc bảo tồn các đô thị di sản bao hàm cả địa hình, địa mạo, thủy văn và các đặc điểm tự nhiên, môi trường được xây dựng, cả trong lịch sử và hiện tại, kết cấu hạ tầng trên và dưới lòng đất. Các không gian mở và vườn tược, mô hình sử dụng đất và tổ chức không gian, nhận thức và các mối tương quan thị giác cũng như các yếu tố khác thuộc về cấu trúc đô thị của một khu di sản.

Năm là, hỗ trợ việc gắn kết các mục tiêu bảo tồn đô thị di sản với công bằng xã hội và cuộc sống của người dân địa phương. Các mục tiêu bảo tồn đô thị di sản phải được gắn kết với người dân cũng như các chủ nhân và những người quản lý truyền thống của các yếu tố tạo nên di sản đô thị. Do vậy, cần có các chính sách và cơ chế rõ ràng, áp dụng cách tiếp cận dựa trên quyền con người, bảo đảm sự tham gia tích cực của cộng đồng trong việc thiết kế, quản lý và chia sẻ công bằng lợi ích…

Sáu là, ưu tiên tính bền vững trong giữ gìn và phát huy giá trị của đô thị di sản. Hiện nay, thế giới đứng trước sự biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, do vậy các chính sách cần chú trọng tính bền vững và chất lượng cuộc sống đô thị di sản. Cùng với đó, tăng cường tính liên kết giữa các quy định của địa phương và quốc gia với các cam kết quốc tế, hợp tác khu vực và chia sẻ kinh nghiệm thông qua việc giám sát, đánh giá thường xuyên của các cơ quan chính quyền trung ương và địa phương với sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của các tổ chức quốc tế…

5. Kết luận

Với tiềm năng, lợi thế về tự nhiên, văn hóa, lịch sử của các đô thị di sản, các cấp chính quyền đô thị cần chú trọng phát huy hiệu quả những thế mạnh, giá trị bản sắc riêng của từng di sản tạo ra sản phẩm du lịch đa dạng, mang tính đặc thù, đáp ứng nhu cầu khách quan của thực tiễn. Đồng thời, tập trung quản lý toàn diện các lĩnh vực cấu thành trong đô thị di sản bao gồm cả các yếu tố vật thể, phi vật thể, hình thái kiến trúc, cảnh quan văn hóa, tự nhiên, cấp phép và thi công tu bổ, xây dựng, bảo đảm an ninh trật tự xã hội, môi trường văn hóa và du lịch, mỹ quan đô thị, bảo vệ môi trường. Nhờ vậy, những tiềm năng, thế mạnh của các đô thị di sản sẽ được phát huy, đem lại thay đổi tích cực trong các ngành du lịch, dịch vụ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương, nâng cao sinh kế cho người dân trong vùng.

Chú thích:

1. Bộ Chính trị (2022). Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

2. Trần Nhàn (2024). Xây dựng đô thị di sản làm động lực phát triển. Chuyên san Tạp chí Cộng sản, Hồ sơ sự kiện số 517, ngày 24/4/2024, tr. 5.

3. Thành Văn (2024). Phát huy giá trị di sản của đô thị cổ Hội An. Chuyên san Tạp chí Cộng sản, Hồ sơ sự kiện số 517, ngày 24/4/2024, tr. 20.

4. Ngọc Oanh (2024). Ninh Bình và hành trình trở thành “Đô thị di sản thiên nhiên kỷ”. Chuyên san Tạp chí Cộng sản, Hồ sơ sự kiện số 517, ngày 24/4/2024, tr. 17.

Tài liệu tham khảo:

1. Quốc hội (2024). Luật Di sản văn hóa năm 2024.

2. Nguyễn Quốc Tuân (2023). Bảo tồn thích ứng Di sản Kiến trúc và Đô thị thời Pháp thuộc ở Việt Nam trong bối cảnh mớ. Tạp chí Kiến trúc số 9/2023.

3. Đô thị di sản: kinh nghiệm một số nước trên thế giới và gợi mở cho công tác bảo tồn di sản ở Việt Nam. https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/do-thi-di-san-kinh-nghiem-mot-so-nuoc-tren-the-gioi-va-goi-mo-cho-cong-tac-bao-ton-di-san-o-viet-nam.html

Nguồn: Phát triển bền vững đô thị di sản Việt Nam

TS. Lê Thị Tươi - Học viện Hành chính Quốc gia
www.quanlynhanuoc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/1: Dự kiến chung cư tiếp tục dẫn dắt thị trường, giá tăng từ 7-10%

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/1: Dự kiến chung cư tiếp tục dẫn dắt thị trường, giá tăng từ 7-10%
Hưng Yên sắp đấu giá 273 thửa đất, giá khởi điểm từ hơn 19 triệu đồng/m2; Nhiều chủ đầu tư bất động sản trở lại “đường đua”với nguồn cung mới; Mở rộng Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú, Bình Phước, tổng vốn 1.360 tỷ đồng; Thí điểm mô hình Trung tâm giao dịch bất động sản và quyền sử dụng đất do nhà nước quản lý…là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý

Điểm tin ngân hàng ngày 21/1: Nhiều thiếu sót tại Sacombank Bà Rịa - Vũng Tàu

Điểm tin ngân hàng ngày 21/1: Nhiều thiếu sót tại Sacombank Bà Rịa - Vũng Tàu
Cổ phiếu HDBank được nhà đầu tư nước ngoài gom mạnh; SHB dành ưu đãi hơn 13 tỷ đồng cho khách hàng mở mới tài khoản; SeABank đạt lợi nhuận trước thuế gần 6.040 tỷ đồng trong năm 2024; HSC báo lãi tăng 54% so với năm trước…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật

Nhận định phiên giao dịch ngày 21/1: VN Index tiếp tục kiểm định vùng 1.250 điểm

Nhận định phiên giao dịch ngày 21/1: VN Index tiếp tục kiểm định vùng 1.250 điểm
Phiên ngày 20/1 khép lại với chỉ số VN Index tăng nhẹ 0,44 điểm, đóng cửa ở mức 1.249,55 điểm, sát ngưỡng kháng cự 1.250 điểm. Thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp, đạt gần 10 nghìn tỷ đồng trên sàn HOSE, trong khi khối ngoại vẫn duy trì trạng thái bán ròng. Dù vậy, các tín hiệu kỹ thuật đang ủng hộ xu hướng phục hồi tích cực trước kỳ nghỉ Tết.

Giá vàng hôm nay 21/1: bật tăng trở lại

Giá vàng hôm nay 21/1: bật tăng trở lại
Giá vàng hôm nay (21/1), thị trường quốc tế bật tăng trở lại trong ngày nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump. Giá vàng trong nước SJC đi ngang và nhẫn giảm mạnh so với phiên trước.

Tỷ giá USD hôm nay 21/1: thị trường tự do bật tăng, ngân hàng giảm

Tỷ giá USD hôm nay 21/1: thị trường tự do bật tăng, ngân hàng giảm
Tỷ giá USD hôm nay (21/1), thị trường tự do đảo chiều bật tăng so với phiên trước. Các ngân hàng thương mại giảm giá trao đổi USD. Tỷ giá trung tâm ở mức 24.341 đồng.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.