Rác thải nhựa vấn đề lớn hiện nay
Giảm thiểu rác thải nhựa hướng đến du lịch xanh Giải pháp nào cho bài toán giảm thiểu rác thải nhựa tại Việt Nam? |
Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam trung bình mỗi năm có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, trong đó có đến 0,28 triệu đến 0,73 triệu tấn thải ra biển. |
Theo báo cáo hiện trạng chất thải nhựa năm 2022, Việt Nam phát sinh ra 2,9 triệu tấn chất thải nhựa trong đó 1,6 triệu tấn ở khu vực đô thị và 1,3 triệu tấn ở khu vực nông thôn. Số lượng rác thải nhựa được thu gom lại chỉ được 2,4 triệu tấn, còn lại 500 nghìn tấn chất thải nhựa vẫn còn ở ngoài môi trường.
Ngoài ra việc xử lý rác thải ở Việt Nam còn khó khăn và hạn chế, chủ yếu chúng ta sử dụng phương pháp chôn lấp và đốt, nhưng các phương pháp này điều có những tác động đến môi trường.
Rác thải nhựa khi được chôn lấp một thời gian dài dưới đất thì rác thải nhựa sẽ phân ra thành những mảnh vi nhựa nhỏ, chúng sẽ lẫn vào đất và nguồn nước. Còn đốt rác thải nhựa thì sẽ sản sinh ra các loại khí độc lẫn vào trong không khí gây ô nhiễm không khí và khi chúng ta hít thở thì các chất độc này sẽ đi vào trong cơ thể chúng ta gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cộng đồng.
Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, với một số lượng lớn rác thải nhựa còn tồn động lại ở ngoài môi trường chưa được thu gom xử lý thì chúng sẽ đi theo dòng nước từ các con sông trôi dần ra biển từ đó gây ô nhiễm môi trường biển, khi rác thải nhựa ngày càng nhiều thì cũng làm thu hẹp môi trường sống của các sinh vật biển gây ra các hệ lụy về sinh thái biển rất nghiêm trọng.
Mỗi năm Việt Nam có số lượng rác thải nhựa thải ra biển từ khoảng 280 nghìn tấn đến 730 nghìn tấn chiếm gần 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới. |
Rác thải nhựa để có thể phân hủy thì phải cần đến hàng trăm năm đến cả nghìn năm vì vậy khi rác thải nhựa bị cuốn ra biển ngày càng nhiều thì chúng có thể phá hủy hoàn toàn hệ sinh thái biển, giết chết các loại sinh vật biển và tới lúc đó chúng ta sẽ thấy rác thải nhựa ở dưới biển thay cho các loại sinh vật biển hiện tại.
Nhận thức rõ được những tác hại của rác thải nhựa có thể ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe của người dân vào năm 2020, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2020, bổ sung một số quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy, khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa truyền thống.
Ngoài ra cũng có một số giải pháp cụ thể như: lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa, thúc đẩy các vật liệu thay thế thân thiện với môi trường, hạn chế các sản phẩm chứa vi nhựa và kiểm soát nhập khẩu phế liệu nhựa, phân loại tại nguồn và thu phí rác theo khối lượng.
Nguồn:Rác thải nhựa vấn đề lớn hiện nay