Tạo sinh kế bền vững dưới tán rừng cho hàng chục nghìn hộ dân
Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, thời gian qua tỉnh Đồng Tháp đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phục hồi hệ sinh thái rừng ngập nước tại Vườn quốc gia Tràm Chim, bảo vệ môi trường cư trú, phát triển cho các loài động thực vật, giữ gìn tính đa dạng sinh học tại địa phương. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững, tỉnh Đồng Tháp đã triển khai các hoạt động nhằm tạo sinh kế bền vững dưới tán rừng cho các hộ dân sống trong khu vực Vườn quốc gia Tràm Chim.
Với hệ sinh thái đa dạng, phong phú, năm 1994 nơi đây đã được công nhận là Khu Bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia. Năm 2012, Vườn được Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận là khu Ramsar của thế giới. Đây là khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam và là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới. Lãnh đạo Trung tâm bảo tồn Vườn quốc gia Tràm Chim cho biết, trong những năm qua tỉnh Đồng Tháp rất quan tâm và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình phục vụ nghiên cứu và cơ sở vật chất trong công tác phòng chống cháy rừng. Trong đó, tập trung đầu tư nguồn lực phục vụ các kế hoạch bảo tồn và giám sát đa dạng sinh học, kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại, công tác truyền thông nâng cao nhận thức người dân.
Bên cạnh đó còn có các chương trình, dự án các tổ chức trong và ngoài nước đồng hành cùng tỉnh trong việc bảo tồn hệ sinh thái đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười. Về điểm thuận lợi, Vườn quốc gia Tràm Chim luôn được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp, các viện trường, các tổ chức và các nhà khoa học trong và ngoài nước. Còn khó khăn, yếu tố khách quan do tác động của biến đổi khí hậu, sự thay đổi chế độ thủy văn của vùng đã làm cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn hơn. Bên cạnh đó, yếu tố xã hội cũng tác động không nhỏ đến việc thực hiện bảo tồn Vườn quốc gia Tràm Chim, vì xung quanh Vườn có khoảng 50 nghìn hộ dân sinh sống.
Đa phần họ thiếu đất canh tác, sinh kế không ổn định, thường vào Vườn đánh bắt trái phép (thủy sản, bắt ong, bẫy chuột) gây cháy rừng, làm suy giảm hệ sinh thái. Còn nguồn lực con người, cán bộ quản lý và chuyên môn đôi lúc còn hạn chế chuyên môn. Để giải quyết bài toán khó khăn lớn trong công tác bảo tồn và phát triển Vườn quốc gia Tràm Chim là áp lực dân cư và sinh kế của bà con sống xung quanh.
![]() |
Người dân sống trong khu vực Vườn quốc gia Tràm Chim phát triển du lịch gắn với hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học. (Ảnh minh hoạ: TTT). |
Do đó, những năm qua Trung tâm bảo tồn Vườn quốc gia Tràm Chim đã xây dựng, thực hiện nhiều chính sách sinh kế cho người dân để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào Vườn. Bên cạnh đó, Vườn quốc gia Tràm Chim còn triển khai kế hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên có sự tham gia của cộng đồng (sử dụng các nguồn tài nguyên bên trong vườn). Ngoài ra còn có các chương trình dự án các tổ chức WWF, UNDP… hỗ trợ các mô hình tạo sinh kế cho người dân địa phương. Hiện nay, UBND huyện Tam Nông đang xây dựng Đề án sinh kế bền vững người dân xung quanh vùng đệm Vườn quốc gia Tràm Chim để phát triển bền vững.
Vườn quốc gia Tràm Chim là vùng đất đất ngập nước. Nơi đây được xem là lá phổi xanh, túi trữ nước ngọt có vai trò rất quan trọng trong sản xuất và đời sống của người dân vùng ĐBSCL. Đặc biệt, Vườn quốc gia Tràm Chim ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp còn được xếp trong hệ thống rừng đặc dụng quan trọng của Việt Nam. Khu vực này có thảm thực vật phong phú với hơn 130 loài thực vật bậc cao, với 6 kiểu quần xã đặc trưng: quần xã sen, lúa trời, năng, mồm mốc, cỏ ống và quần xã rừng tràm.
Hệ chim nước có 231 loài, thuộc 25 chi, 49 họ. Trong đó, có 88% được tìm thấy vào mùa khô, chiếm 1/4 tổng số các loài chim tìm thấy ở Việt Nam; có nhiều loài chim quí hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và IUCN như: cốc đế, giang sen, già sói... và đặc biệt là sếu đầu đỏ đang được thế giới bảo vệ. Thủy sản có 150 loài cá nước ngọt, các loài cá nằm trong Sách đỏ Việt Nam như: cá còm, cá mang rổ, cá duồng, cá hô; 191 loài thực vật, hệ thủy sinh vật đa dạng, phong phú với gần 180 loài tảo, 110 loài thực vật nổi, 26 loài thực vật đáy, gần 350 loài phiêu sinh thực vật, 34 loài bò sát lưỡng cư...
Với sự đa dạng sinh học cao, Vườn quốc gia Tràm Chim còn là nơi bảo tồn văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh tự nhiên của vùng Đồng Tháp Mười và đây còn là nơi nghiên cứu, học tập của học sinh, sinh viên các tổ chức bảo tồn quốc tế về hệ sinh thái đất ngập nước nội địa. Vườn quốc gia Tràm Chim có tầm quan trọng quốc tế về mặt đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên. Bên cạnh đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ, Vườn quốc gia Tràm Chim tiếp tục triển khai có hiệu quả hoạt động bảo tồn thiên nhiên góp phần nâng cao hệ sinh thái rừng tự nhiên.
Nguồn:Tạo sinh kế bền vững dưới tán rừng cho hàng chục nghìn hộ dânCó thể bạn quan tâm
Tin mới nhất
Việt Nam chú trọng phát triển công trình công nghiệp xanh
![Việt Nam chú trọng phát triển công trình công nghiệp xanh](https://ieem.vn/stores/news_dataimages/bichthuy/022025/13/10/croped/193a20250213102809.3653220.jpg)
Khoa học công nghệ góp phần phát huy thế mạnh nông sản địa phương
![Khoa học công nghệ góp phần phát huy thế mạnh nông sản địa phương](https://ieem.vn/stores/news_dataimages/bichthuy/022025/13/10/croped/19420250213103723.2224510.gif)
Tạo sinh kế bền vững dưới tán rừng cho hàng chục nghìn hộ dân
![Tạo sinh kế bền vững dưới tán rừng cho hàng chục nghìn hộ dân](https://ieem.vn/stores/news_dataimages/bichthuy/022025/13/10/croped/19620250213103243.3279330.jpg)