Thị trường vốn xanh khổng lồ nhưng doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng tốt
EUDR và nguy cơ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp Việt Nam Doanh nghiệp Anh tìm kiếm cơ hội nhập khẩu sản phẩm Việt |
Các cơ chế, chính sách cho thị trường tài chính xanh tại Việt Nam đang được dần hoàn thiện với từng loại công cụ. Ảnh: Minh Hiền |
Dư địa còn rất lớn
Thị trường vốn xanh tại Việt Nam đang được hình thành với sự manh nha của thị trường vốn nợ bền vững, thực hiện những sáng kiến trong việc áp dụng các tiêu chuẩn quản trị, môi trường và xã hội đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường cổ phiếu và hình thành thị trường tín chỉ carbon. Trong giai đoạn 2017 - 2022, dư nợ tín dụng xanh tại Việt Nam đạt hơn 22%/năm. Tuy nhiên quy mô vẫn ở mức tương đối nhỏ so với dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Tính đến hết năm 2022, dư nợ xanh đạt khoảng 500.000 tỉ đồng, chiếm khoảng 4,2% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.
Trong khi đó, theo ước tính của các tổ chức quốc tế, nhu cầu nguồn vốn phục vụ tăng trưởng xanh của Việt Nam là khá lớn, đặc biệt là các lĩnh vực hạ tầng giao thông, chuyển dịch năng lượng. Việt Nam đang trở thành thị trường được quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế. Tính riêng trong 2 năm 2021 và 2022 đã có hơn 7 tỉ USD nguồn vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam, phần lớn dành cấp cho các dự án xanh nhằm giảm thiểu tác hại với môi trường và hạn chế phát thải.
Các ngân hàng thương mại toàn cầu đã kinh doanh tại Việt Nam như: Standard Chartered, HSBC, Citibank... cũng cam kết tài trợ và thu xếp vốn trực tiếp hoặc gián tiếp cho các dự án bền vững tại nước ta Standard Chartered cam kết tài trợ 8,5 tỉ USD; HSBC 12 tỉ USD tới năm 2030...).
Ông Vũ Chí Công - Giám đốc, Trưởng bộ phận ESG, Tập đoàn Vinacapital - cho rằng, nguồn vốn xanh hiện nay khá dồi dào nhưng doanh nghiệp chưa tận dụng tốt. Vấn đề ở chỗ doanh nghiệp chưa cung cấp được nguồn thông tin, dữ liệu của mình về phát triển bền vững như công khai thông tin trên sản phẩm nhãn mác về nguồn nguyên liệu. Khi các quỹ đầu tư tiếp cận, họ không có căn cứ để biết doanh nghiệp hoạt động có phù hợp với các tiêu chí đầu tư xanh hay không?
Doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn có thể tiếp cận nguồn vốn xanh
Theo bà Đặng Thị Hồng Hạnh - Giám đốc điều hành CTCP Tư vấn Năng lượng và Môi trường (VNEEC) - để hướng tới Net Zero, vấn đề quan trọng nhất là nhận thức của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với lãnh đạo doanh nghiệp.
Đồng quan điểm, TS Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế - cũng nhấn mạnh doanh nghiệp hiện nay chưa nhận thức được một cách đúng đắn và đầy đủ vì tác động của rủi ro môi trường xã hội tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này dẫn tới ngân hàng gặp khó khăn trong công tác quản lý rủi ro môi trường xã hội sau cho vay. Ngoài ra, các tín dụng xanh đem lại hiệu quả cả về kinh tế và xã hội trong trung dài hạn, nhưng các doanh nghiệp phải chịu thêm nhiều chi phí trong việc đầu tư công nghệ thích kín tiết kiệm năng lượng bảo vệ môi trường, kinh phí xử lý chất thải.
Nguồn:Thị trường vốn xanh khổng lồ nhưng doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng tốt