Thời điểm nền kinh tế Việt Nam chuyển mình đã đến!
3 kịch bản tăng trưởng kinh tế cuối năm 2023 Hai yếu tố chính thúc đẩy kinh tế Việt Nam phục hồi trong nửa cuối năm 2023 |
Nền kinh tế Việt Nam hiện đang ở thời điểm quyết định. Ảnh minh họa. (Ảnh: Việt An) |
Theo tờ báo trên, Việt Nam trở thành nước hưởng lợi lớn khi các nhà sản xuất tìm cách “giảm thiểu rủi ro” giữa lúc Trung Quốc và phương Tây gia tăng căng thẳng địa chính trị.
Những năm gần đây, những tên tuổi lớn như Dell, Google, Microsoft và Apple đều dịch chuyển một phần chuỗi cung ứng sang Việt Nam và đang tiếp tục đà dịch chuyển sản xuất trong khuôn khổ chiến lược “Trung Quốc +1”.
Tổng cục Thống kê: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 6,5% là khó khả thi |
Song song với đó, các doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội để đa dạng hóa chuỗi cung ứng khi chi phí lao động tăng và những rủi ro làm suy yếu lợi thế của Trung Quốc với tư cách là điểm đến kinh doanh.
Năm 2022, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng vọt lên mức cao nhất trong một thập niên. Chỉ trong năm 2022, đã có tới hơn 20 tỷ USD vốn FDI đã đổ vào Việt Nam, chủ yếu từ Nhật Bản, Singapore và Trung Quốc.
Bên cạnh đó, tỷ trọng nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam cũng tăng gần 2 điểm phần trăm, kể từ khi xảy ra căng thẳng thương mại Mỹ-Trung vào năm 2018.
Trong những thập niên gần đây, tăng trưởng nhanh dựa vào xuất khẩu đã giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo, nhưng nền kinh tế Việt Nam hiện đang ở thời điểm quyết định.
Trong ngắn hạn, để tiếp tục thu hút nhà đầu tư, Việt Nam cần củng cố môi trường kinh doanh.
Về lâu dài, để đáp ứng mục tiêu đầy tham vọng của chính phủ là trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045, chính phủ cũng phải tận dụng lợi thế tăng trưởng sản xuất để đa dạng hóa nền kinh tế.
Trong thập niên tới, Financial Times cho hay, Việt Nam phải nâng cao năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao khi các nhà sản xuất có kế hoạch đầu tư vào đất nước. Dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, nhưng sự cạnh tranh tìm kiếm công nhân có trình độ kỹ thuật ngày càng tăng.
Các trường học của Việt Nam vượt trội trên toàn cầu, nhưng đào tạo nghề và các trường đại học cần có bước ngoặt lớn. Hệ thống chính trị phi tập trung, có nghĩa là để được chấp thuận đầu tư cần phải xin nhiều chữ ký, cần được xóa bỏ.
Quan trọng hơn cả là hạ tầng của Việt Nam cần được nâng cấp, mạng lưới điện đang bị quá tải do nhu cầu điện cho công nghiệp ngày càng tăng.
Việt Nam đang cố gắng trở thành nước có thu nhập cao, nhưng đây không phải là tiến trình định sẵn.
Vào cuối những năm 1990, Malaysia và Thái Lan đã đi theo quỹ đạo tương tự như Việt Nam hiện nay, nhưng đã rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”, có nghĩa là các quốc gia không thể chuyển đổi từ nền kinh tế có chi phí thấp sang nền kinh tế có giá trị cao, khiến cho chính quốc gia đó khó có thể cạnh tranh với các nước có thu nhập thấp và thu nhập cao.
Khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng, tiền lương sẽ tăng theo. Do đó, đất nước không thể dựa mãi vào mô hình chi phí thấp và tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Điều này khiến Việt Nam dễ bị tổn thương trước môi trường thương mại toàn cầu đầy biến động.
Theo thời gian, đất nước Đông Nam Á cần tái đầu tư những gì thu được nhờ tăng trưởng kinh tế để hỗ trợ sự phát triển của các ngành giàu chất xám và năng suất cao nhằm đáp ứng mục tiêu năm 2045.
Các dịch vụ trụ cột như tài chính, logistics và dịch vụ pháp lý tạo ra việc làm có trình độ cao và gia tăng giá trị cho các ngành hiện có.
Ngân hàng thế giới (WB) khuyến nghị, Việt Nam tăng cường hỗ trợ cho việc áp dụng công nghệ, tăng cường kỹ năng quản lý và cắt giảm các rào cản đối với FDI trong lĩnh vực dịch vụ.
Sự phấn khích kinh doanh ở Việt Nam là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, Financial Times khẳng định, vẫn còn nhiều việc phải làm để biến xu hướng “giảm thiểu rủi ro” hiện nay thành sự thịnh vượng lâu dài.
Nguồn:Thời điểm nền kinh tế Việt Nam chuyển mình đã đến!