Tiền Giang: Chủ động các phương án ứng phó với hạn, mặn
Tiền Giang: Sầu riêng hút hàng, giá tăng cao Tiền Giang: Huyện Cai Lậy xây dựng nông thôn mới góp phần nâng cao đời sống người dân |
PHÍA TÂY: TRIỂN KHAI NHIỀU GIẢI PHÁP
Tại các huyện phía Tây, các địa phương đã chủ động triển khai kế hoạch, thông báo về phòng, chống hạn, mặn cho nông dân. Huyện Cai Lậy có vùng chuyên canh sầu riêng lớn với 10.555 ha. Trong đó, xã Ngũ Hiệp có 1.479 ha trồng sầu riêng với hơn 40% diện tích đang ra hoa và mang trái. Trước dự báo tình hình hạn, mặn năm nay, UBND xã Ngũ Hiệp đã triển khai kế hoạch phòng, chống.
UBND xã Ngũ Hiệp kiểm tra, nhắc nhở nông dân trên địa bàn chuẩn bị các biện pháp bảo vệ vùng chuyên canh sầu riêng trong mùa hạn, mặn. |
Theo đó, UBND xã Ngũ Hiệp đã tổ chức 12 điểm đo theo dõi mặn trên địa bàn xã để kịp thời cập nhật tình hình xâm nhập mặn. Cùng với đó, UBND xã đã triển khai nạo vét 9 tuyến kinh (dài 5,7 km); sửa chữa 2 đập, xây mới 2 đập, sửa chữa 4 cống.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Ngũ Hiệp Nguyễn Thanh Trung, UBND xã đã chủ động phối hợp với Xí nghiệp Thủy nông Cai Lậy - Cái Bè và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện để kịp thời theo dõi tình hình hạn, mặn và tập huấn hướng dẫn cho nông dân kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc vật nuôi trong điều kiện hạn, mặn. Bên cạnh đó, UBND xã cũng đã tổ chức kiểm tra, nhắc nhở nông dân chuẩn bị các biện pháp phòng, chống hạn, mặn hiệu quả để bảo vệ các diện tích cây trồng và vật nuôi.
Người dân ở xã Ngũ Hiệp cũng đã chủ động các biện pháp để bảo vệ vườn cây ăn trái. Ông Huỳnh Văn Út (ấp Hòa An) đã đào ao hơn 1.000 m2 để trữ nước tưới cho hơn 1,3 ha sầu riêng nếu hạn, mặn diễn ra gay gắt. Ông Út cho biết: “Ao trữ nước này được tôi đào sau đợt hạn, mặn năm 2020 để đảm bảo nước tưới cho vườn sầu riêng của gia đình. Bên cạnh ao trữ, những ngày qua tôi đã nạo vét các mương trong vườn để tăng khả năng chứa nước trong vườn, tránh tình trạng bị khô khi hạn, mặn diễn ra gay gắt. Tôi cũng ứng dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước để đảm bảo đủ nước trong mùa khô này”.
Ao trữ nước có diện tích hơn 1.000 m2 được ông Huỳnh Văn Út (bìa phải) chuẩn bị để đảm bảo nước tưới cho vườn sầu riêng của gia đình. |
Tương tự xã Ngũ Hiệp, xã Tân Phong cũng được dự đoán sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi hạn, mặn. Hiện tại, bên cạnh các giải pháp công trình, UBND xã đã chuẩn bị 7 máy bơm để kịp thời tổ chức bơm 2 hoặc 3 cấp khi cần thiết; đồng thời, trang bị mỗi ấp 1 máy đo độ mặn để kiểm tra khi người dân có nhu cầu, nhằm kịp thời phát hiện xâm nhập mặn ở địa phương.
Bên cạnh cây ăn trái, rau màu cũng rất “nhạy cảm” với xâm nhập mặn. Huyện Châu Thành có
Để đảm bảo nước sinh hoạt trong mùa khô, Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang đã làm việc với Nhà máy nước BOO Đồng Tâm khẩn trương trữ nước ở ao chứa và vận hành khởi động Trạm cấp nước Sáu Ầu - Xoài Hột. |
vùng trồng rau màu lớn ở khu vực phía Tây của tỉnh với diện tích thu hoạch khoảng 25 ha mỗi ngày. Dù việc chủ động ngăn mặn trên kinh Nguyễn Tấn Thành giúp cho các diện tích rau màu ít bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, nhưng các địa phương và người dân trên địa bàn huyện vẫn chủ động đảm bảo nguồn nước tưới.
Trong đó, xã Nhị Bình có 524 ha rau màu, chủ yếu là các loại rau ăn lá rất dễ bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn. Thời gian qua, người dân trên địa bàn xã đã ứng dụng việc che lưới cách nhiệt để bảo vệ diện tích rau màu.
Ông Lê Văn Đức (ấp Nam, xã Nhị Bình) chia sẻ: “Hạn, mặn thời gian qua khá gay gắt, nên tôi đã áp dụng việc che lưới cách nhiệt cho trà rau hơn 3.000 m2 của mình nhiều năm qua. Năm nay, nếu tình hình nắng nóng diễn ra gay gắt tôi sẽ tiếp tục áp dụng cách làm này. Việc che lưới cách nhiệt giúp rau giảm bốc hơi, không bị héo và giúp tiết kiệm nước”.
PHÍA ĐÔNG: ĐẢM BẢO SẢN XUẤT AN TOÀN
Mùa khô 2022 - 2023, ngành Nông nghiệp tiếp tục thực hiện việc cắt vụ lúa thu đông tại các huyện phía Đông để “né” mặn. Nhờ đó, lịch gieo sạ vụ lúa đông xuân năm nay sớm hơn, giảm nguy cơ ảnh hưởng của hạn, mặn.
Ghi nhận tại các huyện, thị phía Đông của tỉnh, thời điểm này, nguồn nước trên các kinh, rạch nội đồng khá dồi dào. Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Gò Công Đông Nguyễn Văn Quí, vụ lúa đông xuân năm nay, toàn huyện xuống giống hơn 8.900 ha. Nhờ cắt vụ lúa thu đông nên thời vụ lúa đông xuân được đẩy sớm hơn. Đến thời điểm này, qua thống kê sơ bộ, có gần 6.000 ha lúa đang trong giai đoạn chín sáp, hơn 2.700 ha đang trong giai đoạn trổ. Nguồn nước ở các kinh, rạch nội đồng đang dồi dào, đảm bảo phục vụ tưới tiêu.
Cống Xuân Hòa tiến hành lấy gạn nước ngọt bổ cấp cho vùng Ngọt hóa Gò Công trong những ngày gần đây. |
Để chủ động bảo vệ sản xuất vùng chuyên canh cây ăn trái các huyện phía Tây, thời gian qua, Tiền Giang đã đẩy nhanh tiến độ thi công các cống ngăn mặn tại đầu các kinh, rạch ra sông Tiền trên đường tỉnh 864. Hiện nay, 2 cống Rạch Gầm và Phú Phong (huyện Châu Thành) đã hoàn thành việc lắp đặt cửa cống. Khi mặn xâm nhập đến khu vực này, 2 cống sẽ đảm bảo phục vụ công tác ngăn mặn, trữ ngọt. Riêng cống âu trên kinh Nguyễn Tấn Thành do Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư, hiện tiến độ thi công đang được đảm bảo. Theo đồng chí Ưng Hồng Nghi, đến ngày 7-2, chủ đầu tư và đơn vị thi công hoàn thành việc ngăn dòng kinh Nguyễn Tấn Thành để hỗ trợ tỉnh thực hiện công tác ngăn mặn. |
Để chủ động phòng, chống hạn, mặn, năm nay, huyện, thị phía Đông cũng triển khai các giải pháp công trình như: Nạo vét các tuyến kinh, rạch bị bồi lắng; gia cố, xử lý các cống để đảm bảo công tác ngăn mặn triệt để. Ngoài ra, các địa phương cũng tăng cường trục vớt lục bình, cỏ để tạo sự thông thoáng trên các kinh, rạch; khuyến cáo người dân tích trữ nước trên đồng ruộng… Nhờ đó, đến thời điểm này, hoạt động sản xuất nông nghiệp chưa bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn.
Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, những ngày qua, mặn tăng đột biến trên sông Tiền, chủ yếu là do gió chướng hoạt động mạnh kết hợp với triều cường. Theo dự báo của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, tình hình xâm nhập mặn năm 2023 xấp xỉ mùa khô năm 2020 - 2021. Như vậy, xâm nhập mặn mùa khô năm nay sâu hơn mùa khô năm 2022. Trước tình hình mặn xâm nhập đột biến, ngành Nông nghiệp đã triển khai các phương án bảo vệ sản xuất và nước sinh hoạt cho người dân.
Cụ thể, về hoạt động sản xuất nông nghiệp tại khu vực phía Đông, diện tích lúa đông xuân vùng Ngọt hóa Gò Công là 21.356 ha; hiện có 5.119 ha lúa đang trong giai đoạn chín, 11.760 ha trổ bông, còn lại đang trong giai đoạn làm đòng.
Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang Ưng Hồng Nghi, sau khi mặn tăng đột biến trên sông Tiền, những ngày gần đây, độ mặn đã giảm. Hiện cống Xuân Hòa vẫn đang lấy gạn nước ngọt khi độ mặn dưới 1 g/lít. Hiện nguồn nước tại các kinh, rạch nội đồng ở các huyện, thị phía Đông đang vẫn đảm bảo phục vụ sản xuất. Do trước đó, ngành Nông nghiệp đã tăng cường công tác tích trữ nước. Với tình hình xâm nhập mặn như dự báo, nước sản xuất trong vùng Dự án Ngọt hóa Gò Công sẽ đảm bảo.
Nguồn: Tiền Giang: Chủ động các phương án ứng phó với hạn, mặn