Tin bất động sản nổi bật trong tuần qua: Thanh Hóa chấp thuận cho Flamingo thuê đất làm dự án nghỉ dưỡng hơn 1.500 tỷ
Tin bất động sản nổi bật trong tuần qua: Sẽ thanh tra 10 dự án bất động sản tại Đồng Nai Tin bất động sản nổi bật trong tuần qua: Thanh tra toàn diện dự án khu chức năng đô thị Ao Sào |
Thanh Hóa chấp thuận cho Flamingo thuê đất làm dự án nghỉ dưỡng hơn 1.500 tỷ
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản chấp thuận cho CTCP Flamingo Holding Group nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án Flamingo Linh Trường khu B tại xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa.
Thanh Hóa chấp thuận cho Flamingo thuê đất làm dự án nghỉ dưỡng hơn 1.500 tỷ/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Theo đó, diện tích được tỉnh chấp thuận là khu đất 39.544,2 m2, trong đó đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân có quyền chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn theo quy định là 4.726,5 m2.
Mục đích sử dụng đất sau khi nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất làThanh Hóa chấp thuận cho Flamingo thuê đất làm dự án nghỉ dưỡng hơn 1.500 tỷ/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ đất thương mại dịch vụ.
Dự án nghỉ dưỡng Flamingo Linh Trường Khu B tại xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa có tổng vốn đầu tư khoảng 1.570 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, Flamingo Holding Group được thành lập từ năm 2005, tiền thân là CTCP Xây dựng và Thương mại Hùng Vương. Người đại diện theo pháp luật công ty gồm ông Trần Trọng Bình và bà Nguyễn Thị Hạnh.
Hiện tại, Flamingo Holding Group hoạt động trong 4 lĩnh vực chính là bất động sản, dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch lữ hành và quy hoạch kiến trúc.
Flamingo Holding Group được biết đến là chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng như: Flamingo Đại Lải (Vĩnh Phúc; 123ha) và Flamingo Cát Bà (Hải Phòng; 7,78ha); dự án Flamingo Hải Tiến (Thanh Hóa, quy mô 19ha, tổng mức đầu tư 3.350 tỷ đồng), Flamingo Thái Nguyên…
Ngoài ra, Flamingo Group cũng tham gia mảng bất động sản dân dụng. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên vừa qua đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho liên danh Flamingo Holding Group - Hồng Hạc Đại Lải làm dự án Khu dân cư nông thôn mới Tân Thái tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ. Dự án có quy mô gần 30 ha, tổng mức đầu tư 1.108 tỷ đồng. Hay, giữa tháng 8 vừa qua, công ty được chấp thuận chủ trương thực hiện tài trợ quy hoạch Khu đô thị mới hồ Tây 226 ha tại Lâm Đồng.
TP HCM đẩy nhanh tiến độ xây mới thay thế 16 chung cư xuống cấp nguy hiểm
Theo đó, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Bùi Xuân Cường chỉ đạo đẩy nhanh xây dựng chung cư mới thay thế 16 chung cư cấp D.
Cụ thể, đối với 9 chung cư đang triển khai bước 1, UBND các quận: 1, 3, 4, Tân Bình khẩn trương rà soát, nghiên cứu đề xuất điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000, lập quy hoạch chi tiết 1/500 trình Sở Quy hoạch và Kiến trúc thẩm định trước ngày 20/12.
Đồng thời, UBND TP HCM yêu cầu Sở Quy hoạch và Kiến trúc chủ trì, phối hợp với UBND các quận trên để thẩm định điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000, cùng đó báo cáo đề xuất trình UBND TP HCM trước ngày 31/12.
Đối với chung cư 6bis Nguyễn Tất Thành, quận 4 đang triển khai bước 2, UBND TP HCM yêu cầu UBND quận 4 khẩn trương tổ chức hội nghị nhà chung cư để lựa chọn chủ đầu tư và xem xét thông qua phương án bồi thường tái định cư; báo cáo kết quả thực hiện cho UBND thành phố trước ngày 20/12.
Bên cạnh đó, UBND TP HCM cũng chỉ đạo các Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường khẩn trương xem xét, xử lý kiến nghị của UBND quận 1, trong đó có các thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường bổ sung dự án đầu tư xây dựng mới chung cư 23 Lý Tự Trọng theo đúng quy định, nội dung này thực hiện trước ngày 5/12.
Bên cạnh đó, UBND TP HCM đề nghị UBND quận 1 khẩn trương làm việc với chủ đầu tư dự án chung cư 128 Hai Bà Trưng để thống nhất phương án bồi thường bổ sung đối với căn hộ thuộc sở hữu nhà nước, diện tích sử dụng chung thuộc sở hữu nhà nước theo quy định, nội dung này thực hiện trước ngày 9/12.
Với 4 chung cư do UBND quận 5, 6 và quận Tân Bình trực tiếp thực hiện di dời, tạm cư, tái định cư, UBND TP HCM yêu cầu Ban Chỉ đạo Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khẩn trương rà soát quy định pháp luật, hướng dẫn các quận thực hiện quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với nhà chung cư bị hư hỏng, xuống cấp, thuộc trường hợp không xây dựng lại chung cư mới tại vị trí chung cư cũ theo chỉ đạo của thành phố, thực hiện trước ngày 9/12.
Khánh Hòa: Nhiều dự án đô thị mới không xây dựng nhà ở xã hội
Mới đây, Sở Xây dựng Khánh Hòa rà soát 39 dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị mới, phát hiện đến 22 dự án chưa bố trí quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
Nhiều dự án đô thị mới tại Khánh Hòa không xây dựng nhà ở xã hội/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Đối với 17 dự án đã bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội, chỉ có 9 dự án bố trí đủ 20% quỹ đất theo quy định. Trong đó, Dự án Khu đô thị VCN Phước Long 2 đã được chủ đầu tư xây dựng, bàn giao đưa vào sử dụng toàn bộ nhà ở xã hội trên quỹ đất 20%. Một số dự án khác như: Khu đô thị mới Lê Hồng Phong 1, Khu đô thị mới Phước Long đã xây dựng nhà ở xã hội cao tầng, tạo nơi an cư cho hàng ngàn người dân. Các dự án còn lại chủ đầu tư chưa triển khai xây dựng nhà ở xã hội do vướng công tác giải phóng mặt bằng hoặc đang dừng toàn bộ dự án để chờ điều chỉnh quy hoạch.
“Chủ đầu tư chỉ tập trung đền bù giải tỏa đối với đất thịt, đất thương mại để bán lấy tiền. Còn những phần làm nhà ở xã hội, lợi nhuận định mức có 10% thôi, người ta không thích đền bù giải tỏa. Chúng ta phải có chế tài gì đó để yêu cầu họ phải tập trung việc này. Chủ đầu tư nào mà cố tình, không cố gắng đền bù giải tỏa này thì phải có biện pháp khác”, ông Nguyễn Hoạt, Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng Khánh Hòa cho biết.
Sở Xây dựng Khánh Hòa đề nghị các chủ đầu tư dự án Khu đô thị mới khẩn trương xây dựng nhà ở xã hội theo tiến độ và quy hoạch được duyệt tại các dự án đã bố trí 20% quỹ đất.
UBND tỉnh Khánh Hòa cũng giao Sở Xây dựng và các sở, ngành liên quan kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các chủ đầu tư dự án chậm triển khai hoặc không triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, kịp thời xử lý vi phạm. Đồng thời, rà soát tìm ra giải pháp để đẩy nhanh tiến độ đối với từng dự án cụ thể.
Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa khẳng định, đối với quỹ đất thuộc các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị mới đã giao cho chủ đầu tư để thực hiện dự án nhà ở xã hội nhưng không triển khai hoặc triển khai chậm thì cơ quan chức năng phải xem xét xử lý và kiến nghị thu hồi.
Hòa Bình phê duyệt đồ án quy hoạch trồng rừng kết hợp dự án du lịch sinh thái
Vừa qua, UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 trồng rừng lâu năm kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng sinh thái tại xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn.
Theo đó, đồ án quy hoạch có diện tích khoảng 75,88ha; quy mô khách du lịch khoảng 2.000 người/tháng. Trong đó, phía Bắc dự án giáp Khu tái định cư xóm Rổng Vòng và Khu du lịch sinh thái Lâm Sơn; Phía Nam giáp đất lâm nghiệp thuộc xóm Rổng Cấn và Rổng Tằm, xã Lâm Sơn; Phía Đông giáp đất lâm nghiệp của xóm Đồng Gạo, xã Lâm Sơn và phía Tây giáp rừng sản xuất của Lâm trường Lương Sơn thuộc Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình.
Mục tiêu của đồ án nhằm phát triển hệ thống rừng lâu năm nhằm tăng giá trị về mặt cảnh quan và môi trường, kết hợp hoạt động du lịch sinh thái, trải nghiệm các hoạt động vui chơi giải trí nghỉ dưỡng. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 293 tỷ đồng.
Trước đó, UBND tỉnh Hòa Bình cũng đã phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị tỷ lệ 1/2.000 tại xã Thịnh Minh, xã Hợp Thành, thành phố Hòa Bình. Đồ án có diện tích khoảng 468,3ha và dân số dự kiến khoảng 16.800 người (dân số thường trú, tạm trú). Quy mô dân số lưu trú, khách vãng lai dự kiến khoảng 110.000 lượt khách/năm.
Phía Đông giáp khu vực xóm Vật Lại, xã Thịnh Minh và Nhà máy nước Sông Đà. Phía Tây giáp khu vực xóm Đồng Bài, xã Thịnh Minh và các xóm Mỏ Ngô, Đình Đa, Xạ Múc, xã Hợp Thành. Phía Nam giáp khu vực rừng sản xuất xã Hợp Thành. Phía Bắc giáp đường liên xã và khu dân cư các xóm Quốc, Bu Chằm, xã Thịnh Minh.
Đồ án quy hoạch chức năng sử dụng đất gồm đất dân dụng, chủ yếu là nhà ở biệt thự…, với mật độ xây dựng gộp ≤ 60%, cao tối đa 5 tầng. Đất dịch vụ công cộng gồm các công trình dịch vụ thương mại, y tế, giáo dục, văn hóa, mật độ xây dựng ≤ 40%, chiều cao tối đa 4 tầng.
Đất ngoài đơn vị ở gồm các công trình thương mại đô thị như nhà hàng, khách sạn nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại, dịch vụ giải trí…, mật độ xây dựng ≤ 60%, cao tối đa 5 tầng. Đất ngoài dân dụng gồm đất cây xanh cảnh quan, mặt nước hồ Đầm Bài, đất giao thông...
Hà Nam công bố Đồ án quy hoạch huyện Thanh Liêm đến năm 2030
UBND tỉnh Hà Nam vừa ban hành Quyết định số 2002/QĐ-UBND về việc công bố Đồ án quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Thanh Liêm đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nam công bố Đồ án quy hoạch huyện Thanh Liêm đến năm 2030/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Theo Đồ án quy hoạch, toàn bộ ranh giới hành chính huyện Thanh Liêm sẽ có 16 đơn vị hành chính xã, thị trấn. Trong đó, phía Bắc giáp huyện Kim Bảng và thành phố Phủ Lý, phía Nam giáp huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình và huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, phía Đông giáp huyện Bình Lục, phía Tây giáp huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
Diện tích khoảng trên 16.490ha và dân số hiện trạng 119.977 người, dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 195.000 người, tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 khoảng 57%.
Hiện nay, huyện Thanh Liêm là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp, vật liệu xây dựng, công nghiệp đa ngành của tỉnh và vùng Thủ đô. Bên cạnh đó, huyện còn là trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao phía Nam của tỉnh.
Ngoài ra, huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) gắn với phát triển đồng bộ các lĩnh vực dịch vụ - đô thị định hướng đạt chuẩn đô thị loại IV trực thuộc tỉnh trước năm 2030.
Việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Thanh Liêm sẽ phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế và những đặc thù của huyện trong mối quan hệ vùng tỉnh, gắn phát triển kinh tế với phát triển hệ thống đô thị, từng bước hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ.
Đồng thời phát triển kinh tế phải kết hợp với bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, ổn định trật tự an ninh xã hội. Việc điều chỉnh quy hoạch vùng huyện Thanh Liêm năm 2022 đều tăng so với quy hoạch cũ đã phê duyệt, tỷ lệ đô thị hóa cũng cao hơn so với quy hoạch cũ, nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phát triển của huyện Thanh Liêm nói riêng và tỉnh Hà Nam nói chung.
Trong tương lai, sẽ phấn đấu xây dựng huyện Thanh Liêm trở thành cực tăng trưởng phía Nam của tỉnh; là trung tâm phát triển công nghiệp, đô thị, thương mại dịch vụ và nông nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế, động lực phát triển phía Nam của tỉnh Hà Nam.