Tin ngân hàng ngày 14/3: Vì sao NHNN liên tục hút tiền về bằng tín phiếu?
Tin ngân hàng ngày 13/3: Yêu cầu công bố lãi suất cho vay trước 1/4 Tin ngân hàng ngày 12/3: Vẫn còn mức lãi suất tiết kiệm 7,5%/năm |
Tại sao ngân hàng liên tục hút tiền về bằng tín phiếu?
Qua hai phiên chào bán tín phiếu, Ngân hàng Nhà nước đã hút về 30.000 tỉ đồng trên thị trường liên ngân hàng nhằm hạ nhiệt đà tăng nóng của tỉ giá VNĐ/USD.
Ảnh minh họa |
Ngày 13/3, Ngân hàng Nhà nước công bố tỉ giá trung tâm 23.957 đồng/USD, tăng 2 đồng/USD. Tuy nhiên, nếu tính từ ngày 11/3 (thời điểm Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu) đến nay thì tỉ giá trung tâm giảm từ 23.972 đồng xuống còn 23.957 đồng/USD.
Ngược lại, tỉ giá VNĐ/USD tại Vietcombank, BIDV, Sacombank, Eximbank… lại giảm khoảng 10 đồng, bán ra quanh mức 24.800 đồng/USD.
Riêng giá USD trên thị trường tự do được các đầu mối ngoại tệ bán ra 25.550 đồng/USD, giảm 150 đồng so với mức giá cao nhất được thiết lập vào ngày 11/3.
Trao đổi với báo chí, một lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Nhà nước cho biết tỉ giá trên thị trường liên ngân hàng trong thời gian gần đây có phần tăng nhanh.
Ngân hàng Nhà nước xác định nguyên nhân chính là do thanh khoản ngắn hạn VNĐ của hệ thống ngân hàng dư thừa. Thế nên cần phải điều tiết qua việc phát hành tín phiếu để hỗ trợ tỉ giá.
Theo đó, qua 2 phiên chào bán tín phiếu, đã có 13 tổ chức trúng thầu với lãi suất 1,4% năm. Ngân hàng Nhà nước đã hút về 30.000 tỉ đồng. Điều này có thể làm cho lãi suất VNĐ trên thị trường liên ngân hàng có thể đi lên, rút ngắn chênh lệch với lãi suất USD, góp phần hạ nhiệt tỉ giá VNĐ/USD.
Thêm 2 ngân hàng điều chỉnh lãi suất tiết kiệm
Ngày 13/3, thêm hai ngân hàng tư nhân chính thức điều chỉnh lãi suất tiết kiệm.
Cụ thể, Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) vừa chính thức điều chỉnh giảm 0,1-0,3 điểm phần trăm lãi suất tiết kiệm từ kỳ hạn từ 1-18 tháng.
Theo đó, ngân hàng này điều chỉnh giảm 0,3 điểm % áp dụng cho kỳ hạn 1-3 tháng: 2,6% (1 tháng), 2,7% (2 tháng) 3%/năm (3 tháng).
Lãi suất huy động kỳ hạn 6 - 9 tháng giảm 0,1 điểm % còn 4%/năm.
PGBank giảm 0,3 điểm phần trăm cho các kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng, và 18 tháng lần lượt còn: 4,3%, 4,5% và 4,8%/năm.
Trong khi đó, lãi suất tiết kiệm ở kỳ hạn 24-36 tháng giữ nguyên 5,2%/năm. Đây cũng là mức lãi suất huy động cao nhất tại PGBank ở thời điểm này.
Đây là lần thứ hai PGBank giảm lãi suất huy động trong tháng 3.
Cũng trong ngày 13/3, biểu lãi suất tiết kiệm tại ngân hàng NCB được điều chỉnh. Theo đó, lãi suất tiết kiệm truyền thống dao động quanh ngưỡng từ 3,3 - 5,4%, giảm trung bình 0,2 điểm phần trăm so với lần điều chỉnh trước.
Trong đó, lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất NCB đang áp dụng ở kỳ hạn 18 tháng đến 60 tháng là 5,4%.
5,1% là mức lãi suất tiết kiệm NCB áp dụng cho kỳ hạn 15 tháng. Các kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng, lãi suất gửi tiết kiệm lần lượt là 4,9% và 5%, giảm 0,3 điểm phần trăm so với lần điều chỉnh gần nhất.
Trong khi đó, NCB giảm 0,3 điểm phần trăm cho kỳ hạn từ 9-10 tháng, neo ở mức 4,45%/năm.
Các kỳ hạn dưới 6 tháng, lãi suất tiết kiệm dao động từ 3,2 - 3,4%/năm.
Trước đó, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cũng công bố biểu lãi suất mới từ 12/3. Theo đó, nhà băng này giảm từ 0,1-0,2 điểm phần trăm các kỳ hạn tiền gửi từ 1-36 tháng. Ngân hàng này áp dụng mức lãi suất cao nhất 5,6%/năm cho kỳ hạn từ 24 tháng đến 60 tháng và thấp nhất 2,1%/năm cho kỳ hạn 1 tháng.
Ngân hàng Techcombank cũng điều chỉnh lãi suất tiết kiệm các kỳ hạn tiền gửi dưới 6 tháng. Biểu lãi suất mới, thấp hơn mức cũ, có hiệu lực từ ngày 11/3/2024. Lãi suất cao nhất áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng trở lên là 4,5%/năm và thấp nhất 2,35%/năm cho kỳ hạn 1-2 tháng.
Một số ngân hàng điều chỉnh lãi suất tiết kiệm bao gồm: GPBank, Techcombank; PVcomBank, VPBank, ACB, BVBank, BaoViet Bank...
BIDV ra mắt gói giải pháp dành cho phái đẹp
Lấy cảm hứng từ những nỗ lực bứt phá của phái đẹp, BIDV ra mắt Women & Wealth, gói giải pháp toàn diện dành cho phụ nữ.
Theo đại diện BIDV, Women & Wealth được xây dựng để vun đắp những giá trị nền tảng nhằm giúp người phụ nữ nâng cao kiến thức, hiểu biết về tài chính và đầu tư. Các bài viết, podcast, hội thảo chia sẻ kiến thức được ngân hàng triển khai cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm là cơ hội để khách hàng nữ được gặp gỡ, học hỏi... từ đó, góp phần xây dựng sự tự tin, nâng cao năng lực quản trị tài chính và cuộc sống.
Gói giải pháp này còn đồng hành với phái đẹp trong hành trình bảo toàn và phát triển gia sản. Với thế mạnh là mạng lưới đối tác hàng đầu trong và ngoài nước, BIDV cung cấp danh mục sản phẩm đầu tư đa dạng với các giải pháp được thiết kế phù hợp mục tiêu và rủi ro của khách hàng nữ trên nhiều lĩnh vực như: đầu tư tài chính, hay bất động sản...
Trọn bộ giải pháp ngân hàng truyền thống cạnh tranh được ngân hàng thiết kế giúp những người phụ nữ tối ưu nguồn lực tài chính như: hạn mức thấu chi phục vụ nhu cầu đời sống lên tới 5 tỷ đồng; lãi suất vay cầm cố USD cạnh tranh trên thị trường; miễn phí chuyển tiền quốc tế (áp dụng với mục đích học tập); ưu đãi tỷ giá mua/bán ngoại tệ hay ưu đãi chuyên biệt các sản phẩm khác như: tài khoản thanh toán, thẻ tín dụng cao cấp, tiền gửi, cho vay, chuyển tiền, ngân hàng số BIDV SmartBanking.
Với BIDV Women & Wealth, khách hàng nữ còn được ưu đãi, nhận đặc quyền đa dạng trong các lĩnh vực để mỗi bước đi là trải nghiệm khác biệt. Đặc biệt, ngân hàng xây dựng và kết nối cộng đồng những phụ nữ ưu tú, nâng tầm phong cách sống qua từng câu chuyện, từng sự kiện. Bên cạnh các giải pháp tài chính toàn diện dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, đây còn là một giải pháp chuyên biệt mà BIDV xây dựng dành riêng cho phái đẹp - một đối tượng khách hàng đặc biệt để đồng hành.
BIDV sở hữu tiềm lực vững mạnh, lịch sử thương hiệu lâu đời, kinh nghiệm chuyên môn phục vụ khách hàng cao cấp và sự hợp tác cùng các đối tác hàng đầu trong và ngoài nước như: Edmond De Rothschild - định chế về ngân hàng cá nhân cao cấp và quản lý tài sản; VinaCapital - tập đoàn đầu tư và quản lý tài sản hàng đầu Việt Nam.
Giải pháp siêu ưu đãi trợ lực doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Mới đây, Ngân hàng TMCP Quân đội (MBbank) ra mắt gói giải pháp siêu ưu đãi trợ lực doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu tận dụng cơ hội kinh doanh tích cực, tăng tính cạnh tranh để thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Ảnh minh họa |
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước vẫn tiếp tục còn nhiều khó khăn, thách thức, ngay từ đầu năm 2024, MBbank tiếp tục cho ra mắt gói combo giải pháp siêu ưu đãi trợ lực doanh nghiệp XNK tận dụng cơ hội và đẩy lùi thách thách song song với ổn định đa dạng giải pháp để doanh nghiệp lựa chọn phục vụ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bao gồm: lãi suất ưu đãi giải ngân online, chuyển tiền quốc tế 0 đồng, EASY LC & FREE, mua ngoại tệ online tỷ giá ưu đãi.
Từ ngày 1/3/2024 đến ngày 30/5/2024, các khách hàng doanh nghiệp có quy mô doanh thu từ 1.000 tỷ trở xuống mới sử dụng dịch vụ chuyển tiền quốc tế online, phát hành LC online, giải ngân online trên nền tảng ngân hàng số BIZ MBBank sẽ được áp dụng combo siêu ưu đãi (1) miễn phí cho tới 31/12/2024. (2) ưu đãi về tỷ giá tùy theo đồng tiền giao dịch tối đa lên tới 100 điểm so với tỷ giá niêm yết. (3) lãi suất ở mức 5%. Với các ưu đãi này, doanh nghiệp nhập khẩu có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng chi phí tài chính.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể nhận được các ưu đãi hấp dẫn khác khi giao dịch trên BIZ MBBank như tặng tài khoản số đẹp lên tới 200 triệu đồng, tặng 0.3% lãi suất tiền gửi so với gửi tại quầy cho kỳ hạn từ 1 - 5 tháng, hoàn tiền tới 600.000VNĐ/tháng khi thực hiện các giao dịch thanh toán hoá đơn, thuế, bảo hiểm xã hội.
BIZ MBBank là nền tảng dịch vụ tài chính ngân hàng số thông minh (trên cả ứng dụng di động và website) do MB phát triển dành cho khách hàng doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể thực hiện mọi giao dịch liên quan đến tài chính ngân hàng (quản lý dòng tiền, quản lý chuỗi cung ứng, thanh toán, trả lương cho nhân viên, chuyển tiền quốc tế, mua bán ngoại tệ...) online 100% và không yêu cầu bản cứng chứng từ như giao dịch ngân hàng truyền thống, MB kỳ vọng sẽ luôn mang đến những trải nghiệm ngày càng hoàn hảo cho khách hàng doanh nghiệp trên kênh số.
Nguồn: Tin ngân hàng ngày 14/3: Vì sao NHNN liên tục hút tiền về bằng tín phiếu?