Hà Nội: 15°C
Thừa Thiên Huế: 22°C
TP Hồ Chí Minh: 26°C
Quảng Ninh: 14°C
Hải Phòng: 15°C

Tin ngân hàng nổi bật trong tuần qua: Tăng lãi suất sẽ không cản trở kinh tế phục hồi

Gần 1,1 nghìn doanh nghiệp vay vốn trả lương người lao động; 6 tháng đầu năm 2022, tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng 14,23%; Doanh nghiệp phát hành trái phiếu miễn là nói thật, làm thật thì không có gì phải sợ; Các ngân hàng đăng ký dành hơn 16.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất năm 2022… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật trong tuần qua.
Tin ngân hàng nổi bật trong tuần qua: NHNN tăng cường độ hút tiền, gần 45.000 tỷ tín phiếu được phát hành Tin ngân hàng nổi bật trong tuần qua: Kéo dài thời gian xử lý nợ xấu đến hết ngày 31/12/2023

Tăng lãi suất sẽ không cản trở kinh tế phục hồi

Mặc dù tăng trưởng GDP cao so với các kỳ trước, đạt 7.72% trong quý 2/2022, nhưng phản ứng của thị trường khá trầm lắng khi nhà đầu tư chuyển trọng tâm sang lập trường của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với lạm phát tăng nhanh. Trong khi NHNN vẫn có khả năng điều tiết, Maybank dự báo lãi suất sẽ tăng 70 điểm cơ bản trong năm 2022 do tác động của thị trường. Tuy nhiên, Maybank cho rằng điều này sẽ không có ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế.

Tin ngân hàng nổi bật trong tuần qua: Tăng lãi suất sẽ không cản trở kinh tế phục hồi
Tăng lãi suất sẽ không cản trở kinh tế phục hồi

Theo Maybank, ngay cả khi lãi suất tăng 70 điểm cơ bản trong năm nay, lãi suất sẽ không quay trở lại mức trước đại dịch. Ngoài ra, các công ty bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh vẫn sẽ được hỗ trợ lãi suất 2% (đối với các khoản thanh toán lãi đến hạn từ 20/05/2022-31/12/2023 cho tổng khoản vay lên đến 2 triệu tỉ đồng - khoảng 18% tổng dư nợ) và các công ty này sẽ có đủ thời gian để phục hồi. Do đó, Maybank kỳ vọng việc tăng lãi suất sẽ không cản trở sự phục hồi của nền kinh tế.

Về mặt hoạch định chính sách, lập trường của NHNN có thể thận trọng hơn trong nửa cuối năm do lạm phát gia tăng nhưng chưa phải là “diều hâu”, vì mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm được đưa ra vào đầu năm nay không đổi, ở mức 14% so với cùng kỳ (trừ khi NHNN hạ thấp mục tiêu này). Mặc dù chỉ còn 5.5% dư địa tăng trưởng tín dụng, trong khi nền kinh tế có khả năng hấp thụ nhiều nguồn vốn hơn nữa để phục hồi nhanh hơn sau đại dịch, nhưng mục tiêu tăng trưởng 14% cả năm vẫn bằng mức của năm 2018 và 2019 khi tăng trưởng kinh tế đạt 7%, tốc độ nhanh nhất trong 10 năm. Tăng trưởng GDP cao hơn cho mỗi 1% tăng trưởng tín dụng phải là điều mà Chính phủ đang hướng tới.

Do đó, Maybank cho rằng tăng trưởng tín dụng 14% là mức tốt cho sự phát triển bền vững của Việt Nam trong trung hạn.

Bên cạnh đó, khảo sát của Bloomberg cho thấy lạm phát toàn cầu được dự báo đạt đỉnh vào quý 3/2022, qua đó mang lại cho NHNN tầm nhìn rộng cho triển vọng và kế hoạch năm 2023. Do đó, Maybank kỳ vọng ngân hàng trung ương sẽ duy trì lập trường thích ứng.

Gần 1,1 nghìn doanh nghiệp vay vốn trả lương người lao động

Ngày 7/7/2022, Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) họp phiên thường kỳ quý II/2022.

Theo báo cáo tại phiên họp, tính đến 30/6/2022, tổng nguồn vốn hoạt động tín dụng chính sách đạt 286.619 tỉ đồng, tăng 29.844 tỉ đồng so với năm 2021. Nguồn vốn ủy thác từ địa phương chuyển sang NHCSXH thực hiện cho vay đối với các đối tượng chính sách xã hội đạt 28.394 tỉ đồng, tăng 3.692 tỉ đồng so với năm 2021.

Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 273.541 tỉ đồng, tăng 25.571 tỉ đồng so với cuối năm 2021 với hơn 6,4 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đang được vay vốn.

Đặc biệt, NHCSXH đã tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15. Đến ngày 30/6/2022, toàn hệ thống NHCSXH đã thực hiện tăng trưởng dư nợ các chương trình cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP là 8.896 tỉ đồng với hơn 213 nghìn khách hàng vay vốn.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho gần 495,9 nghìn lao động, giúp hơn 3,1 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp hơn 12,8 nghìn học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; giải ngân gần 65,6 nghìn hộ gia đình vay vốn mua máy vi tính và thiết bị học trực tuyến cho học sinh, sinh viên; giúp gần 1,1 nghìn lượt doanh nghiệp vay vốn để phục hồi sản xuất kinh doanh trả lương cho khoảng 155 nghìn người lao động bị ảnh hưởng dịch Covid-19; xây dựng gần 921 nghìn công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn.

Bên cạnh tăng trưởng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách, chất lượng nợ tiếp tục được duy trì ổn định. tỉ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm 0,7%/tổng dư nợ; trong đó nợ quá hạn chiếm 0,2%.

Phát biểu tại hội nghị, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng kiêm Chủ tịch HĐQT NHCSXH, yêu cầu toàn hệ thống tích cực, chủ động thực hiện công tác huy động các nguồn vốn, làm tốt công tác thu hồi nợ đến hạn, đẩy mạnh cho vay các chương trình tín dụng chính sách kịp thời giải ngân đáp ứng nhu cầu về vốn của các đối tượng thụ hưởng, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng được Thủ tướng Chính phủ giao và đảm bảo khả năng thanh khoản của toàn hệ thống. Đồng thời, xây dựng Kế hoạch tín dụng năm 2023 toàn hệ thống.

6 tháng đầu năm 2022, tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng 14,23%

Trong nửa đầu năm 2022, tổng doanh thu phí bảo hiểm của thị trường bảo hiểm ước đạt 94.484 tỉ đồng, tăng 14,23% so với cùng kỳ năm 2021. Kết quả này cho thấy công tác quản lý, giám sát thị trường bảo hiểm ngày càng phát huy hiệu quả và thị trường bảo hiểm Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển ổn định, bền vững trong thời gian tới.

Tin ngân hàng nổi bật trong tuần qua: Tăng lãi suất sẽ không cản trở kinh tế phục hồi
6 tháng đầu năm 2022, tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng 14,23%

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng tốt trong 6 tháng đầu năm, với tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 94.484 tỉ đồng, tăng 14,23% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 28.055 tỉ đồng (tăng 13,58% so với cùng kỳ năm trước); lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 66.429 tỉ đồng (tăng 14,50% so với cùng kỳ năm trước).

Kết quả khả quan này cho thấy, thị trường bảo hiểm Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 đã vượt qua được những khó khăn, thách thức của bối cảnh thế giới và trong nước, dù tình hình đại dịch COVID-19 vẫn còn nhiều chuyển biến khó lường. Hơn nữa, kết quả trên còn cho thấy, thị trường bảo hiểm còn nhiều dư địa phát triển ổn định, bên vững trong thời gian tới.

Cũng theo số liệu của Bộ Tài chính, trên thị trường hiện có 76 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm với tổng tài sản ước đạt 744.877 tỉ đồng (tăng 21,03% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 106.519 tỉ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 638.358 tỉ đồng.

Trong thời gian quan, nhằm tăng cường công tác quản lý, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm, cũng như đảm bảo thị trường bảo hiểm phát triển an toàn, bền vững, Bộ Tài chính đã có Tờ trình số 88/TTr-BTC ngày 20/4/2022 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030.

Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng đã hoàn thành việc xây dựng chính sách về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và chính sách bảo hiểm nông nghiệp, như: Trình Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2022/NĐ-CP ngày 10/03/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 13/2022/QĐ-TTg ngày 09/5/2022 thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp...

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu miễn là nói thật, làm thật thì không có gì phải sợ

Chia sẻ tại Sự kiện NLG Day tổ chức ngày 07/07, ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã đưa ra nhiều ý kiến về dòng vốn tín dụng đối với doanh nghiệp bất động sản.

Theo ông Tuấn, hiện không có chỉ đạo cụ thể nào về siết tín dụng bất động sản. Các động thái gần đây là kiểm soát tín dụng thì đúng hơn, việc này thì không mới. Các ngành nghề được đánh giá là rủi ro cao thì Ngân hàng Nhà nước đều có mức độ kiểm soát và việc này kéo dài từ nhiều năm nay.

Ngân hàng Nhà nước không đưa ra ngưỡng cụ thể là bao nhiêu nhưng tùy từng ngân hàng mà có khuyến cáo đánh giá. Các ngân hàng vẫn được tự do triển khai cho vay nhưng nếu bị đánh giá rủi ro cao thì hạn mức tín dụng sẽ thấp. Theo đó, ngân hàng phải tính toán để rủi ro tín dụng ở mức phù hợp.

Tại sao mọi người cảm giác như đang siết vốn vào bất động sản? Ông Tuấn cho rằng nguyên nhân là dòng vốn đang hụt đi nhiều nên có cảm giác như đang siết.

Bình thường mỗi năm ngân hàng tăng trưởng khoảng hơn 1 triệu tỉ đồng. Tín dụng bất động sản chiếm khoảng trên dưới 20%. Như vậy là khoảng 200 ngàn tỉ đồng. Năm 2021, huy động từ TPDN của bất động sản khoảng 200 ngàn tỉ đồng. Huy động vốn từ phát hành trái phiếu tương đương bằng hệ thống ngân hàng cấp tín dụng. Năm nay TPDN chững lại, coi như là dòng vốn vào bất động sản hụt đi một nửa tạo cảm giác là bất động sản chững lại.

Tuy vậy, ông Tuấn đánh giá vệc chấn chỉnh thị trường TPDN vừa qua là rất kịp thời, làm chậm sẽ rất nguy hại. Một tập đoàn rất bình thường chỉ nửa năm có thể huy động về nửa tỉ USD và không có khả năng trả nợ. Nếu nhân rộng các trường hợp đó lên hàng chục tập đoàn, số tiền không biết sẽ lớn tới đâu, rồi dẫn tới đổ vỡ thì không dự đoán được tác động tới nền kinh tế.

Theo ông Tuấn, không ai muốn thị trường vốn èo uột cả, xu hướng là thị trường phải tiếp tục phát triển. Doanh nghiệp vẫn có thể phát hành TPDN miễn là đúng quy định. Thu tiền về làm việc thật, sử dụng vốn đúng mục đích thì không có gì phải sợ. “Nói thật làm thật thì không có gì phải sợ, nói một đằng làm một nẻo thì mới sợ”, ông Tuấn nói.

Tại OCB, ông Tuấn cho biết Ngân hàng chưa có sự thay đổi chính sách từ đầu năm đến nay, ngân hàng vẫn cố gắng dành đủ room tín dụng cho các đối tác của ngân hàng, đảm bảo cam kết đã đặt ra cho các doanh nghiệp và người vay mua nhà dù hiện ngân hàng không còn nhiều dư địa room tín dụng.

Các ngân hàng đăng ký dành hơn 16.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất năm 2022

Đến nay, các ngân hàng đã hoàn thành đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất, NHNN đã tổng hợp, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền để giao bổ sung kế hoạch Đầu tư công năm 2022 (gần 16.035 tỉ đồng), đồng thời bố trí kế hoạch đầu tư công năm 2023 (trên 23.965 tỉ đồng).

Tin ngân hàng nổi bật trong tuần qua: Tăng lãi suất sẽ không cản trở kinh tế phục hồi
Các ngân hàng đăng ký dành hơn 16.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất năm 2022

Mới đây, tại Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh 2% lãi suất khi vay vốn ngân hàng thương mại. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, chương trình hỗ trợ lãi suất lần này có quy mô lớn, triển khai trên toàn quốc, số lượng NHTM tham gia nhiều. Do đó, để thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị mà Quốc hội, Chính phủ giao, đem lại hiệu quả thiết thực, có sức lan tỏa đến toàn nền kinh tế, cùng với NHNN cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương, các NHTM, khách hàng, tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai đồng bộ nhiệm vụ được giao tại Nghị định 31/2022/NĐ-CP.

Phó Thống đốc cho biết thêm, thời gian tới NHNN sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ trong nước, quốc tế để điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, lãi suất chủ động, linh hoạt nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế, triển khai Chương trình hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan để kịp thời giải đáp vướng mắc của các ngân hàng thương mại; thực hiện việc thông báo hạn mức hỗ trợ lãi suất, thanh, quyết toán hỗ trợ lãi suất nhanh chóng, tạo thuận lợi tối đa cho các ngân hàng thương mại.

Ngoài ra, tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài ngành để thông tin, truyền thông về chính sách hỗ trợ lãi suất, giúp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hiểu rõ và sớm tiếp cận thông tin về chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng thương mại.

NHNN cũng sẽ chú trọng công tác thanh tra, giám sát việc cho vay hỗ trợ lãi suất của các ngân hàng thương mại, đảm bảo chính sách được triển khai đến đúng đối tượng được hỗ trợ lãi suất.

Nguồn: Tin ngân hàng nổi bật trong tuần qua: Tăng lãi suất sẽ không cản trở kinh tế phục hồi

Huy Tùng
kinhtexaydung.petrotimes.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá cà phê hôm nay 10/1: Giảm "cực sốc"

Giá cà phê hôm nay 10/1: Giảm "cực sốc"
Giá cà phê hôm nay (10/1) tại thị trường trong nước giảm mạnh 2.000-2.500 đồng/kg, mức giao dịch trung bình khoảng 119.100 đồng/kg. Người chiều với giá ca fohee trong nước, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng nhẹ 0,46 - 0,65% do đồng Real Brazil lên mức cao nhất trong hai tuần rưỡi, thúc đẩy hoạt động mua bù thiếu trong các hợp đồng tương lai cà phê.

Giá heo hơi hôm nay 10/1: Khu vực phía Bắc tiếp tục tăng giá

Giá heo hơi hôm nay 10/1: Khu vực phía Bắc tiếp tục tăng giá
Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay vẫn tiếp chiều tăng tại khu vực miền Bắc và đi ngang tại thị trường hai miền Trung, Nam. Hiện tại, thương lái tại các địa phương thu mua heo hơi trong khoảng 66.000 - 69.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 10/1: Khu vực Tây Nguyên mất 3.000 – 4.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 10/1: Khu vực Tây Nguyên mất 3.000 – 4.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay (10/1) đồng loạt giảm tại các tỉnh thành trọng điểm, trong đó khu vực Tây Nguyên giảm tới 3.000 – 4.000 đồng/kg. Theo ghi nhận, xuất khẩu tiêu của Brazil trong năm 2024 vừa qua chỉ đạt 61.665 tấn, giảm mạnh 23,6% (19.037 tấn) so với năm 2023.

Giá xăng dầu hôm nay 10/1: Giá dầu thế giới tiếp tục tăng 1%

Giá xăng dầu hôm nay 10/1: Giá dầu thế giới tiếp tục tăng 1%
Giá xăng dầu hôm nay 10/1: Giá dầu thế giới tiếp tục tăng 1% khi thời tiết lạnh ở Mỹ và Châu Âu thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu mùa đông. Giá xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh đồng loạt tăng.

Giá vàng hôm nay 10/1: tăng 3 phiên liền

Giá vàng hôm nay 10/1: tăng 3 phiên liền
Giá vàng hôm nay (10/1), thị trường quốc tế tiếp tục tăng phiên thứ 3 liên tiếp so với phiên trước. Thông tin về chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc kém tích cực đã đẩy giá vàng tăng cao. Giá vàng trong nước tăng mạnh so với phiên trước, SJC lên mức 86 triệu đồng.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.