Tin ngân hàng tuần qua: VAMC đã thu hồi nợ được khoảng 9.700 tỷ đồng
Tin ngân hàng tuần qua: NHNN đã bơm trả thị trường 87.200 tỷ đồng Tin ngân hàng tuần qua: Các ngân hàng thương mại sắp hạ lãi suất cho vay |
VAMC đã thu hồi nợ được khoảng 9.700 tỷ đồng
Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho biết, với sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Quốc hội, Chính phủ, NHNN thông qua việc bổ sung tiềm lực tài chính, mở rộng mô hình tổ chức, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, bất cập về cơ chế chính sách, trong đó nổi bật là việc ban hành Nghị quyết 42/2017/QH14, cùng sự quyết tâm, nỗ lực của ban lãnh đạo và người lao động, VAMC đã đạt được những kết quả rất tích cực, quan trọng trong hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu theo GTTT.
VAMC đã thu hồi nợ được khoảng 9.700 tỷ đồng/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Lũy kế từ năm 2017 đến nay, VAMC đã thực hiện mua nợ theo GTTT với tổng giá mua đạt gần 13,000 tỷ đồng và đã thu hồi nợ được khoảng 9.700 tỷ đồng. Bên cạnh kết quả xử lý nợ xấu nêu trên, hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu theo GTTT của VAMC trong những năm qua đã tạo lập nền tảng vững chắc cho việc hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ xấu, tạo lập thêm một kênh xử lý nợ xấu hiệu quả cho hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Nghị quyết 42/2017/QH14 được ban hành đã giúp tháo gỡ những vướng mắc, bất cập về cơ chế chính sách, tạo ra đòn bẩy quan trọng, những chuyển biến tích cực trong công tác thu hồi và xử lý tài sản bảo đảm, nhất là đối với hoạt động thu giữ và nhận bàn giao tài sản bảo đảm để xử lý vốn trước đây gặp rất nhiều khó khăn về quy định pháp luật liên quan đến quyền thu giữ tài sản bảo đám. Kết quả, VAMC đã thu giữ thành công 28 quyền sử dụng đất của 03 khoản nợ và nhận bàn giao tài sản bảo đảm của 08 khoản nợ có giá trị lớn.
Có thể nói, hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu của VAMC trong 10 năm qua đã có những thay đổi căn bản từ chỉ tập trung vào phát hành TPĐB để mua bán, xử lý nợ trong giai đoạn đầu mới thành lập thì từ năm 2017 đã chuyển trọng tâm sang mua bán, xử lý nợ theo cơ chế thị trường. Tính đúng đắn của sự thay đổi này được thể hiện đậm nét thông qua kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của VAMC.
Cổ đông nhờ người có liên quan đứng tên, ngân hàng không thể nắm bắt
Trong phiên thảo luận về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã nêu rõ tình trạng cổ đông nhờ người có liên quan đứng tên mà ngân hàng không thể nắm được, và điều này đòi hỏi nhiều công cụ và giải pháp từ nhiều cơ quan khác nhau. Dự thảo luật nhằm hạn chế việc thao túng và sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng, theo yêu cầu của các cấp có thẩm quyền.
Dự thảo luật mở rộng phạm vi người có liên quan so với quy định hiện tại tại Luật Doanh nghiệp. Thống đốc NHNN nhấn mạnh rằng quy định trong luật phải được thực hiện một cách quan trọng và đi đôi với việc tổ chức thực hiện. Mặc dù quy định về sở hữu cổ đông và sở hữu chéo đã có, tuy nhiên, trong thực tế vẫn tồn tại tình trạng cổ đông nhờ người có liên quan đứng tên nhưng ngân hàng không thể nắm được, và giải quyết vấn đề này đòi hỏi nhiều công cụ và giải pháp từ nhiều cơ quan khác nhau.
Dự thảo luật cũng có quy định về can thiệp sớm, nhằm giải quyết vướng mắc trong quá trình tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém và hạn chế rủi ro từ sự đổ vỡ của các ngân hàng. Nhà nước sẽ có vai trò là người cho vay cứu cánh cuối cùng cho các tổ chức tín dụng khó khăn về thanh khoản, đáp ứng nhu cầu chi trả cho người dân. Đồng thời, dự thảo luật cũng đề cập đến việc huy động nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức tín dụng khác, bảo hiểm tiền gửi và ngân hàng hợp tác xã.
Về việc hóa Nghị quyết 42, Thống đốc NHNN cho biết rằng nợ xấu đã giảm nhanh chóng thông qua việc tăng cường trách nhiệm trả nợ của người vay và tăng tính kỷ luật trong hoạt động vay và cho vay. Trong quá trình xử lý nợ xấu, việc thu giữ tài sản đảm bảo là rất quan trọng, và dự thảo luật đã quy định cần có thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng trong hợp đồng bảo đảm. Nếu khách hàng không thể trả nợ, tổ chức tín dụng mới có thể thu giữ tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, các quy định về việc này cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật, nếu không, các tổ chức tín dụng sẽ e ngại cấp tín dụng cho các doanh nghiệp.
Agribank rao bán khoản nợ 1.649 tỷ đồng của công ty tuabin điện gió
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Long Biên vừa thông báo đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH MTV Đầu tư Hạ tầng Kinh doanh Đô thị. Công ty này có địa chỉ tại đường Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội.
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Theo thông tin từ ngân hàng, khoản nợ có giá trị ghi sổ tính đến ngày 11/4 là gần 1.413 tỷ đồng và 10,04 triệu USD (tương đương 240 tỷ đồng).
Khoản nợ được đảm bảo bằng 2 tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp đầu tiên là toàn bộ tài sản gắn liền với đất đã và đang hình thành trong tương lai, gồm: các công trình nhà máy, các tòa nhà, công trình xây dựng và mọi công trình khác được xây dựng, mua, nâng cấp và/hoặc gắn liền hay tọa lạc vĩnh viễn trong thời điểm hiện tại hoặc tương lai.
Toàn bộ tài sản thế chấp nêu trên gắn liền với 2 thửa đất thuê, có diện tích lần lượt là 63.676m2 và 418.686m2 tại tỉnh Hải Dương. Khu đất này đang được công ty dùng để xây dựng công trình sản xuất tuabin điện gió.
Tài sản thế chấp còn lại là toàn bộ dây chuyền máy móc thiết bị đồng bộ và các tài sản bảo đảm Nhà máy sản xuất tuabin Việt Nam - giai đoạn 1 hoạt động bình thường và mọi động sản khác được mua, nâng cấp và/hoặc gắn liền hay tọa lạc vĩnh viễn trong thời điểm hiện tại hoặc tương lai. Toàn bộ tài sản trên cũng được lắp đặt tại tỉnh Hải Dương.
Ngân hàng đưa ra giá khởi điểm cho khoản nợ này là gần 1.650 tỷ đồng. Giá trên chưa bao gồm thuế, phí, chi phí khác, khách hàng trúng đấu giá tự chịu các loại thuế, phí và chi phí khác liên quan đến chuyển quyền, sở hữu của khoản nợ theo quy định của pháp luật.
Người mua phải đặt trước 100 tỷ đồng để tham gia đấu giá vào ngày 12/6 tới.
Trước đó, hồi tháng 5, BIDV cũng từng thông báo lựa chọn tổ chức thẩm định giá khoản nợ có giá trị hơn 110 tỷ đồng của Công ty TNHH MTV Đầu tư Hạ tầng Kinh doanh Đô thị.
Trong đó, nợ gốc hơn 42,7 tỷ đồng; 405.632 USD và 154.256 EUR. Nợ lãi và lãi phạt hơn 45,8 tỷ đồng; 332.375 USD và 111.992 EUR.
Tài sản bảo đảm cho khoản nợ là tài sản gắn liền với đất và toàn bộ máy móc thiết bị thuộc dự án Nhà máy sản xuất turbine gió Việt Nam - giai đoạn 1 tại xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương của Công ty TNHH MTV Đầu tư Hạ tầng Kinh doanh Đô thị.
Yêu cầu tăng vai trò của NHNN để hạn chế lạm quyền cổ đông lớn
Đại biểu Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, đã đề xuất cần thêm quy định để tăng cường vai trò của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhằm hạn chế hành vi lạm quyền của cổ đông lớn. Ông nhận định rằng tình trạng sở hữu chéo và thao túng lợi ích nhóm trong ngành ngân hàng vẫn là một vấn đề đáng lo ngại.
Dự thảo Luật sửa đổi về Các tổ chức tín dụng đã đề ra các giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế cổ đông lớn, như giảm tỷ lệ sở hữu của cá nhân và tổ chức, tăng tính đại chúng của các tổ chức tín dụng và mở rộng phạm vi áp dụng các quy định liên quan. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Hải Trung cho rằng những giải pháp này chỉ là những biện pháp kỹ thuật, chưa đủ để giới hạn quyền lực của cổ đông lớn.
Ông đề xuất hai vấn đề cần được nghiên cứu bổ sung. Thứ nhất, cần bổ sung các quy định và tăng cường vai trò của NHNN để hạn chế hành vi lạm quyền của cổ đông lớn và ngăn chặn sự thao túng hoạt động của các tổ chức tín dụng. Thứ hai, cần đề xuất các biện pháp và giải pháp để quản lý và kiểm soát việc lách luật, sử dụng nhiều cá nhân pháp nhân khác đứng tên cổ phần nhằm tạo thành nhóm cổ đông lớn để điều hành các tổ chức tín dụng.
Ông Trung cũng đưa ra ý kiến về quy định cung cấp thông tin cho các cơ quan chuyên trách phòng chống tội phạm. Theo ông, dự thảo Luật chưa đáp ứng đúng yêu cầu về thời gian trong thực tế công tác phòng chống tội phạm, đặc biệt là trong việc đấu tranh chống tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo trên không gian mạng. Ông nhấn mạnh rằng tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
Manulife Việt Nam đã giải quyết xong gần 60% khiếu nại
Manulife Việt Nam cho biết nhiều khiếu nại của khách hàng SCB tham gia sản phẩm bảo hiểm “Tâm An Đầu Tư” đã được doanh nghiệp này ưu tiên tập trung giải quyết.
Manulife Việt Nam đã giải quyết xong gần 60% khiếu nại/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Kể từ khi ra thông báo đối thoại trực tiếp về việc giải quyết khiếu nại của khách hàng SCB vào ngày 26/4, tính đến nay, Manulife Việt Nam đã hoàn tất xử lý gần 60% các khiếu nại và hiện đang giải quyết 40% các khiếu nại còn lại.
Công ty này cho biết đã thuê các chuyên gia độc lập cùng tham gia vào quá trình đánh giá các khiếu nại để đảm bảo kết quả giải quyết khiếu nại là hợp pháp, khách quan và thấu đáo cho khách hàng. Bên cạnh đó, công ty cũng dành 2 văn phòng chuyên trách để phục vụ và tiếp các khách hàng SCB có khiếu nại.
Chủ tịch HĐTV Manulife Việt Nam cam kết: “Manulife Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để giải quyết dứt điểm các khiếu nại của khách hàng SCB. Nguyên tắc giải quyết là lấy khách hàng làm trung tâm, đảm bảo lợi ích hợp pháp và công bằng cho tất cả các khách hàng tham gia bảo hiểm và các bên liên quan”.
Tuy nhiên, diễn biến thực tế cho thấy, thời gian qua, dù hãng bảo hiểm đã nỗ lực tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo nhưng vẫn có những khách hàng tập trung đông người tại trụ sở chính của Manulife để gây sức ép.
Bàn về vấn đề này, ông Sachin N.Shah cho biết: “Chúng tôi đã nỗ lực xem xét các khiếu nại một cách nhanh nhất có thể. Dù vậy, quá trình giải quyết khiếu nại cần nhiều thời gian để điều tra và đánh giá kỹ lưỡng do tình hình đặc biệt của Ngân hàng SCB cũng như để ngăn chặn các hiện tượng trục lợi. Công ty nhận thấy một số khách hàng sẽ không hài lòng khi nhận được quyết định từ chối của công ty. Chúng tôi luôn lấy khách hàng làm trung tâm và đảm bảo nguyên tắc công bằng cho tất cả các khách hàng tham gia bảo hiểm và các bên liên quan. Chúng tôi sẽ chủ động liên lạc với từng khách hàng, giải thích chi tiết về quyết định của chúng tôi và thực hiện các bước tiếp theo nếu có”.
Nguồn: Tin ngân hàng tuần qua: VAMC đã thu hồi nợ được khoảng 9.700 tỷ đồng