Tổng số dư nợ xấu các Ngân hàng tăng 11% so với cuối năm trước
Cho đến thời điểm hiện tại, hệ thống ngân hàng đã có kết quả báo cáo tài chính quý I/2022. Ngoài những con số khả quan đầy hứa hẹn thì cũng có nhiều vấn đề được nhắc đến, đặc biệt là nợ xấu. Khảo sát số liệu từ báo cáo tài chính quý I/2022 của 27 ngân hàng cho thấy, tổng số dư nợ xấu các nhà băng đến thời điểm 31/3/2022 đã tăng đến 11% so với cuối năm trước với hơn 109.600 tỷ đồng.
Tại nhóm ngân hàng tư nhân, bảng xếp hạng quý I năm nay xuất hiện thêm gương mặt mới là LienVietPostBank với số dư nợ xấu tăng 3,1% từ 2.863 tỷ đồng lên 2.953 tỷ đồng, kéo theo tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1,42%.
Ngoài ra, top 10 ngân hàng có số dư nợ xấu lớn nhất tính đến 31/3/2023 còn bao gồm Vietcombank, Sacombank, VIB, MB, SHB và ACB. Tính riêng nợ xấu của 10 ngân hàng trên đã chiếm 82.608 tỷ đồng, tương đương 75% tổng nợ xấu của 27 ngân hàng được khảo sát.
Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng mới đây của Công ty Chứng khoán Mirae Asset cho rằng dư nợ tái cơ cấu khoản vay tái cơ cấu đã đạt đến đỉnh điểm. Nợ xấu mới hình thành có thể sẽ không tăng nhiều, nhưng nợ xấu trên sổ sách có thể sẽ tăng do việc ghi nhận nợ xấu từ khoản cho vay tái cơ cấu khi thông tư 14 hết hiệu lực.
Để hạn chế việc nợ xấu, nhiều chuyên gia về tài chính ngân hàng cũng đưa ra nhiều giải pháp, trong đó vấn đề đẩy mạnh trích lập đề phòng rủi ro. Cụ thể, cuối năm 2021 của MSB ở mức 1,15% tổng dư nợ. Đại diện MSB cho biết, Ngân hàng đã tiến hành cơ cấu nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 theo Thông tư 01 và Thông tư 14 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và đã trích lập dự phòng đầy đủ, lên tới 1.567 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2020.
Tương tự, trong năm 2021 ngân hàng ACB dành ra hơn 3.336 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 3,5 lần năm trước, nhưng vẫn báo lãi trước và sau thuế tăng 25%, đạt hơn 11.998 tỷ đồng và gần 9.603 tỷ đồng. LienVietPostBank cũng đã dành hơn 1.322 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong năm 2021, cao gấp 1,9 lần cùng kỳ năm 2020.
Trong khi đó, tổng nợ xấu TPBank (TPB) tính đến ngày 31/12/2021 giảm 19% so với đầu năm, chỉ còn gần 1,157 tỷ đồng, chủ yếu nhờ giảm nợ nhóm 3 và nhóm 5. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm về dưới 1%.
Nhưng trong năm 2021, TPBank vẫn dành ra 2.908 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 63% so với năm 2020. Tính chung cả năm 2021, ABBank dành ra gần 687 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 34% so với năm trước đó…
Nguồn: Tổng số dư nợ xấu các Ngân hàng tăng 11% so với cuối năm trước