Hà Nội: 22°C
Thừa Thiên Huế: 25°C
TP Hồ Chí Minh: 27°C
Quảng Ninh: 20°C
Hải Phòng: 24°C

Triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển

Hơn 10 năm qua, biến đổi khí hậu làm nước biển dâng và các hình thái thời tiết cực đoan khác đã khiến bờ biển của tỉnh Cà Mau bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng. Sạt lở ở Cà Mau diễn ra quanh năm, rừng phòng hộ bị phá huỷ nghiêm trọng nên đường bờ biển lấn nhanh về phía đất liền.
Ưu tiên nguồn lực khẩn cấp chống sạt lở, xâm thực bờ biển Nỗ lực xây dựng hệ thống đê, kè phòng chống sạt lở ven biển

Tỉnh Cà Mau có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc bậc nhất cả nước, có hơn 80 cửa biển, cửa sông thông ra biển và có bờ biển dài với 254km. Hơn 10 năm qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) làm nước biển dâng, cùng với tình trạng sụt lún đất, các hình thái thời tiết cực đoan khác đã làm cho bờ sông, bờ biển của tỉnh Cà Mau bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng. Đến nay, tổng chiều dài các đoạn bờ biển của tỉnh Cà Mau bị sạt lở khoảng 187/254 km. Theo số liệu thống kê ngành lâm nghiệp, giai đoạn 2011 - 2021, sạt lở bờ biển đã làm mất đất, rừng phòng hộ với diện tích 5.250 ha (tương đương với diện tích bình quân một xã của tỉnh Cà Mau).

Tháng 8/2023, tỉnh Cà Mau công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ biển đặc biệt nguy hiểm đối với 6 đoạn bờ biển, tổng chiều dài hơn 29km qua địa phận huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi và Năm Căn. Trong 6 đoạn sạt lở đặc biệt nguy hiểm, có 6 đoạn thuộc địa bàn huyện Ngọc Hiển, gồm Cửa biển Hốc Năng, chiều dài 2.500m; Kênh Năm đến kênh Chùm Gọng, dài 4.100m; Kênh 5 Ô Rô đến Vàm Xoáy, dài 7.150m; Kiến Vàng đến Ông Tà, dài 6.400m. Hai đoạn sạt lở đặc biệt nguy hiểm còn lại gồm Cửa biển tại ấp Lưu Hoa Thanh (xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi), đoạn L3 dài 1.000m; Hố Gùi đến Bồ Đề (huyện Năm Căn), dài 8.000m.

Qua khảo sát, hiện tổng chiều dài các đoạn bờ sông bị sạt lở, có nguy cơ sạt lở khoảng 425/8.118 km sông, rạch trên địa bàn tỉnh; sạt lở bờ sông đã làm hư hỏng gần 28km đường giao thông, hàng trăm căn nhà; có nguy cơ gây ảnh hưởng đến khu vực với diện tích hơn 3.700 ha (gồm nhà cửa, tài sản, sản xuất của người dân và nhiều hạ tầng quan trọng khác). Nhiều địa phương nguy cơ sạt lở rất cao, phải tập trung gia cố rất tốn kém kinh phí. Do quá trình sạt lở xảy ra mạnh và thường xuyên, nên đường bờ biển bị dịch vào phía đất liền nhanh chóng, rừng ngập mặn và các công trình hạ tầng khác bị phá hủy; sự vận động tự nhiên của địa chất, địa mạo ven sông, ven biển đã gây ra tình trạng sạt lở rất nghiêm trọng, sạt lở không những diễn ra vào mùa mưa, mà còn xuất hiện cả mùa khô.

Triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển
Tỉnh Cà Mau hiện có 425/8.118 km sông, rạch bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở cao. Ảnh: HN.

Theo các chuyên gia, sạt lở bờ biển và ven sông là hệ quả của nhiều tác động khác nhau, từ yếu tố địa chất-địa mạo, thủy văn, khí hậu, biến đổi khí hậu, mà cụ thể nhất là mực nước biển dâng và gia tăng biên độ nhiệt theo ngày đêm, cùng với các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong đang tác động lên môi trường tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long, cho đến các yếu tố tác động từ con người. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu quy hoạch bền vững trong khai thác tài nguyên, cụ thể là cát sông và nước ngầm, cùng với sự hạn chế trong quản lý suốt thời gian dài đã tạo ra những tác động địa chất cực đoan (sụt lún nền đất, hình thành các hố sâu dưới đáy sông, thay đổi chế độ dòng chảy…) khiến tình hình sạt lở diễn biến phức tạp và ngày một nghiêm trọng hơn.

Bằng sự hỗ trợ từ Trung ương cũng như nỗ lực từ phía địa phương, tính đến 8/2023 Cà Mau đã đầu tư xây dựng hoàn thành được 55,7 km kè bảo vệ bờ biển, với tổng kinh phí 1.720 tỷ đồng (trong đó, bờ biển Tây 43,8 km, kinh phí thực hiện khoảng 1.103 tỷ đồng; bờ biển Đông 11,9 km, kinh phí thực hiện khoảng 617 tỷ đồng), 9,2 km kè bảo vệ bờ sông, kinh phí thực hiện khoảng 391 tỷ đồng. Những công trình kè chống sạt lở bờ biển được bố trí đủ vốn và đầu tư hoàn thiện đã phát huy hiệu quả rõ rệt, làm giảm sóng, chống sạt lở và bước đầu đã gây bồi, tạo bãi, khôi phục gần 1.000 ha rừng phòng hộ; công trình kè các đoạn bờ sông, cửa biển đã khắc phục được tình trạng sạt lở, đồng thời sắp xếp, chỉnh trang lại mỹ quan, trật tự xây dựng công trình, nhà ở ven sông phù hợp với biến đổi khí hậu.

Hiện nay, tỉnh Cà Mau và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiếp tục triển khai thực hiện gần 42,2 km kè biển, với kinh phí 1.785 tỷ đồng (bờ biển Tây 12,5 km, kinh phí thực hiện 318,7 tỷ đồng; bờ biển Đông 29,6 km, kinh phí thực hiện 1.466,3 tỷ đồng). Tuy nhiên, do tốc độ sạt lở diễn ra nhanh và phức tạp, Tỉnh ủy đã chỉ đạo UBND tỉnh rà soát, cập nhật tình hình sạt lở để bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển tỉnh Cà Mau đến năm 2030.

Kết quả rà soát cho thấy hiện nay, tổng chiều dài bờ biển Cà Mau đang tiếp tục bị sạt lở khoảng 89 km, sạt lở bờ sông khoảng 425 km, với các mức độ khác nhau; có nhiều đoạn bờ biển đang bị sạt lở rất nhanh, cây rừng và đất rừng phòng hộ nhiều đoạn bờ biển bị tàn phá nghiêm trọng hơn; nhiều đoạn bờ sông, nhất là những nơi đã xây dựng các công trình nhà ở, đường giao thông ven sông đang bị sạt lở rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển
Địa phương này bố trí, sử dụng các nguồn vốn triển khai các dự án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn.

Trong buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau về tình hình sạt lở chiều 11/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo tiếp tục xử lý, khắc phục những khu vực sạt lở, đặc biệt nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho người dân và các hạ tầng cơ sở quan trọng. Trước mắt các địa phương phải chủ động hỗ trợ ổn định đời sống cho các hộ dân khu vực đang bị sạt lở. Di dời ngay các hộ dân ở khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt lở, tránh để bị động, bất ngờ dẫn tới thiệt hại tính mạng của người dân khi xảy ra sạt lở; quy hoạch, tái định cư cho người dân. Tiếp tục xử lý, khắc phục các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm để bảo đảm an toàn cho người dân và cơ sở hạ tầng quan trọng.

Các Bộ, ngành liên quan phối hợp với các địa phương tiếp tục rà soát, tổng hợp, tính toán, phân bổ nguồn vốn sao cho phù hợp với điều kiện ngân sách và xác định tính cấp bách của từng dự án. Trước mắt, cần rà soát các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, chủ động đầu tư để phòng ngừa sạt lở, hạn chế để sạt lở xảy ra rồi thì vừa ảnh hưởng đến dân cư, cơ sở hạ tầng, vừa phải đầu tư tốn kém. Tiếp tục huy động các nguồn lực của nhà nước (cả ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, cả đầu tư trong kế hoạch đầu tư trung hạn, cả dự phòng ngân sách để đầu tư).

Đồng thời có cơ chế, chính sách phù hợp để xã hội hóa, huy động nguồn lực ngoài nhà nước để đầu tư các công trình phòng, chống sạt lở. Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý: Về lâu dài, phải nghiên cứu đưa ra được giải pháp để tiến hành làm căn cơ, bài bản và chiến lược. Riêng tỉnh Cà Mau, cần phải nghiên cứu tính toán đến các dự án căn cơ, lâu dài, vừa đảm bảo được mục tiêu là ngăn chặn sạt lở vừa phát triển đường giao thông, vừa có thể tạo bãi để lấn biển ở những nơi đủ điều kiện, nhưng không làm biến đổi khí hậu và ảnh hưởng đến môi trường.

UBND tỉnh Cà Mau cũng vừa ban hành Kế hoach thực hiện Quyết định số 957/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân trong công tác phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trong điều kiện tác động biến đối khí hậu ngày càng cực đoan.

Tỉnh Cà Mau xác định công tác phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành, đặc biệt là chính quyền địa phương, là trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp và toàn dân, cần xác định các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm để tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.

Thực hiện Quyết định số 957/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030, tỉnh Cà Mau triển khai thu thập, thống kê, đánh giá, phân loại sạt lở bờ sông, bờ biển; đồng thời cập nhật dữ liệu các vị trí, hình ảnh và video tại các khu vực sạt đặc biệt nguy hiểm lên bản đồ trực tuyến web của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai. Phối hợp với các bộ, ngành, viện, trường, các chuyên gia thu thập dữ liệu về diễn biến bồi, lở, các yếu tố thủy, hải văn có tác động đến tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển, qua đó nghiên cứu, đề xuất các phương án tổng thể chỉnh trị và phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển để cập nhật vào quy hoạch phòng, chống thiên tai, thủy lợi, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch.

Tăng cường quản lý đối với các hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển. Tuyên truyền, vận động người dân không tự ý sên vét lấy đất lòng sông, kênh rạch khi chưa có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền; xử lý nghiêm các trường họp vi phạm trong các hoạt động nạo vét. Quản lý chặt chẽ các hoạt động xây dựng, nâng cấp công trình, nhà ở ven sông, ven biển để bảo đảm sự ổn định của bờ sông, bờ biển không làm gia tăng nguy sạt lở; kiểm soát các hoạt động của phương tiện giao thông đường thủy về tốc độ, tải trọng nhằm giải thiểu tác động gây sạt lở trên các tuyến sông, kênh, rạch trên địa bàn.

Từng bước đầu tư bổ sung các trạm quan trắc hải văn, theo dõi, giám sát diễn biến sạt lở theo hướng 100% quan trăc tự động; trong đó ưu tiên lắp đặt tại các khu vực sạt lở nghiêm trọng và các khu vực nguy cơ cao bị sạt lở trên tuyến đê biển Tây, bờ biển Đông và khu vực bờ sông có nguy cơ sạt lở cao. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám, tự động hóa trong giám sát, đánh giá, dự báo, cảnh báo sạt lở bờ sông, bờ biển. Phối họp với các Viện, trường nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của việc suy giảm bùn, tình trạng khai thác nước ngầm, sự thay đổi ché độ dòng chảy,... đên tình hình sạt lở đât lở bờ sông, bờ biển, từ đó đê xuât giải xử lý phù họp.

Triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển
Việc triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao khả năng chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở gây ra trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức cắm biển cảnh báo tại các khu vực sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra sạt lở. Tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi khu vực bờ sông, bờ biển bị sạt lở, bố trí tái định cư theo các hình thức tái định cư xen ghép hoặc xây dựng khu tái định cư tập trung phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Thông tin việc triển khai các giải pháp thực hiện đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều; khắc phục sạt lở bờ biển khu vực trọng yếu; di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất. Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn, xử lý việc xây dựng công trình, nhà cửa hoặc thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trái phép, sai phép làm ảnh hưởng hoặc gây sạt lở bờ sông, bờ biên. Trồng cây bảo vệ bờ đối với vùng ven biển.

Huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia vào công tác phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biên trên địa bàn tỉnh; chủ động bô trí ngân sách nhà nước, đồng thời tăng cường huy động các nguôn lực ngoài ngân sách, đặc biệt là nguồn lực từ khối tư nhân, doanh nghiệp và người dân được hưởng lợi từ công tác phòng, chống sat lở bờ sông, bờ biển. Cân đối nguồn ngân sách các cấp để tăng cường bố trí kinh phí cho công tác phòng, chông sạt lở bờ sông, bờ biên (nêu thiệt hại vượt quá khả năng cân đối của địa phương, kịp thời báo cáo, đề xuất ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định); đồng thời, tranh thủ các nguồn vốn hỗ ừợ của Trung ương tập trung xử lý các công trình trọng điểm, cấp bách chống sạt lở đê biển Tây và bờ biển Đông và các công trình đã được ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở trên địa bàn tỉnh...

Thủ tướng Chính phủ bổ sung 4.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 cho các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển bao gồm các địa phương: Long An 250 tỷ đồng, Tiền Giang 200 tỷ đồng, Bến Tre 300 tỷ đồng, Trà Vinh 200 tỷ đồng, Vĩnh Long 500 tỷ đồng, Cần Thơ 250 tỷ đồng, Hậu Giang 200 tỷ đồng, Sóc Trăng 300 tỷ đồng, An Giang 250 tỷ đồng, Đồng Tháp 250 tỷ đồng, Kiên Giang 500 tỷ đồng, Bạc Liêu 300 tỷ đồng, Cà Mau 500 tỷ đồng, để bố trí cho các dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long như đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu căn cứ mức vốn bổ sung được giao trên, chủ tịch UBND các tỉnh, thành vùng ĐBSCL bố trí vốn được bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 cho các dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển bảo đảm theo đúng quy định; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án, giao kế hoạch vốn; bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định pháp luật để bố trí đủ số vốn còn thiếu của dự án so với tổng mức đầu tư được duyệt, bảo đảm hoàn thành dự án đúng tiến độ, phát huy hiệu quả đầu tư; chậm nhất đến ngày 31-12-2024 hoàn thành dự án theo đúng quy định.

Nguồn:Triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển

Hương Lan
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Arsenal sắp chia tay nhân vật quan trọng bậc nhất

Arsenal sắp chia tay nhân vật quan trọng bậc nhất
HLV Mikel Arteta sắp mất một cộng sự đắc lực khi Giám đốc thể thao Arsenal Edu Gaspar đã lên kế hoạch chia tay sân Emirates.

Kỳ Duyên gặp bất lợi tại Miss Universe 2024

Kỳ Duyên gặp bất lợi tại Miss Universe 2024
Rất nhiều người hâm mộ tại quê nhà đang ngóng chờ những màn thể hiện và sự bứt phá của Kỳ Duyên tại Miss Universe 2024.

Vinamilk 16 năm liền là thương hiệu quốc gia nhờ chất lượng, sáng tạo và bền vững

Vinamilk 16 năm liền là thương hiệu quốc gia nhờ chất lượng, sáng tạo và bền vững
Thương hiệu sữa có giá trị thứ 6 toàn cầu - Vinamilk - tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Đa dạng phương pháp tiếp cận trong xúc tiến, quảng bá du lịch

Đa dạng phương pháp tiếp cận trong xúc tiến, quảng bá du lịch
Những tháng cuối năm được xem là mùa du lịch của du khách quốc tế đến với TP. Đà Nẵng, do đó, ngành du lịch TP. Đà Nẵng đã đẩy mạnh triển khai các giải pháp tiếp cận du khách, nhằm xúc tiến, quảng bá du lịch, thu hút đông...

Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ mưa rét

Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ mưa rét
Hiện nay, không khí lạnh đã tác động hầu hết Bắc Bộ, gây mưa vài nơi, trời lạnh về đêm và sáng sớm, vùng núi cao trời rét, có nơi dưới 16 độ C. Trung Bộ thời tiết vẫn mưa, có nơi mưa rất to.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.