Hà Nội: 28°C
Thừa Thiên Huế: 28°C
TP Hồ Chí Minh: 30°C
Quảng Ninh: 26°C
Hải Phòng: 27°C

Việt Nam - Nhật Bản: Hợp tác bền vững trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực môi trường và biến đổi khí hậu đã đạt được những thành tựu to lớn và tác động tích cực. Việt Nam luôn ủng hộ các sáng kiến của Chính phủ Nhật Bản đối với mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0.
Năm 2023, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu sẽ ra sao Kết quả COP27: Cần nhưng đã đủ?

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã tham dự Hội nghị Cộng đồng phát thải bằng 0 châu Á (AZEC) ở thủ đô Tokyo.

Với vai trò Bộ trưởng TN&MT, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tham gia quá trình thiết lập đối tác chiến lược với Nhật Bản, trong đó triển khai nghiên cứu về biển, vấn đề môi trường, chống biến đổi khí hậu, vấn đề khí tượng thủy văn... và nhiều lĩnh vực tiềm năng khác mà hai nước có thể hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau. Phó Thủ tướng đã bày tỏ ủng hộ các sáng kiến của Chính phủ Nhật Bản đối với mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0.

Sự tham gia của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có ý nghĩa quan trọng trong việc tái khẳng định quyết tâm thực hiện các cam kết của Việt Nam về giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đồng thời, khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam đối với các sáng kiến của Chính phủ Nhật Bản đối với mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0, khai thác tối đa các tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng công bằng, chuyển đổi từ điện than sang năng lượng tái tạo.

Việt Nam - Nhật Bản: Hợp tác bền vững trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét tương đồng cũng như mối liên hệ đặc biệt về văn hóa. Việt Nam là một trong những quốc gia có trách nhiệm rất cao và sẵn sàng hợp tác cùng Nhật Bản trong thực hiện các cam kết, mục tiêu toàn cầu; qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Nhật Bản trở thành hình mẫu trong mối quan hệ hợp tác giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển.

Do đó, sự tham dự của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại hội nghị sẽ thúc đẩy hợp tác về môi trường, năng lượng, thảo luận về việc xây dựng những lộ trình cụ thể hiện thực hóa các sáng kiến.

Đặc biệt, một trong các yếu tố tiên quyết để thực hiện chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi nền kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 cũng như bảo vệ người dân trước thiên tai, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu là chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Việt Nam sẽ tập trung vào lĩnh vực này tại hội nghị và kêu gọi sự hợp tác từ các quốc gia phát triển, đặc biệt là Nhật Bản.

Những sáng kiến của Chính phủ Nhật Bản để thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 theo hướng giảm phát thải khí nhà kính, song hành với phát triển kinh tế là khả thi, phù hợp với điều kiện cụ thể của các nước khu vực châu Á cũng như nhiều nước đang phát triển.

Ngoài ra, các nước châu Á hầu hết mới bắt đầu phát triển vài thập kỷ gần đây; công nghệ sử dụng năng lượng hóa thạch tương đối hiện đại, nhu cầu năng lượng vẫn đang tăng rất nhanh nên phải có cách tiếp cận phù hợp để vừa bảo đảm an ninh năng lượng, vừa góp phần giảm phát thải. Các công nghệ, biện pháp Nhật Bản đưa ra và sẵn sàng chia sẻ để thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 có thể nói rất phù hợp.

Thực tế, các nước đang phát triển chỉ có thể chuyển đổi năng lượng công bằng, thực hiện thành công mục tiêu phát thải ròng bằng 0 nếu các nước phát triển chủ động, tích cực thúc đẩy chuyển giao công nghệ về năng lượng tái tạo, tích điện, sản xuất hydro xanh, amoniac xanh… Việt Nam sẽ đóng góp tiếng nói của mình tại hội nghị nhằm thúc đẩy hợp tác hơn nữa về vấn đề này giữa các quốc gia đang phát triển với các quốc gia phát triển.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết Kế hoạch Hợp tác chung về biến đổi khí hậu hướng tới mục tiêu trung hòa khí thải vào năm 2050. Đây là văn kiện hợp tác có ý nghĩa rất quan trọng góp phần thực hiện cam kết hành động của Thủ tướng Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam tại COP26 trong bối cảnh Việt Nam đã đưa ra cam kết hành động mạnh mẽ hướng tới mục tiêu chung về trung hòa khí thải.

Nhìn chung, hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực môi trường và biến đổi khí hậu đã đạt được những thành tựu to lớn và tác động tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm để giải quyết những thách thức toàn cầu này và quan hệ đối tác giữa hai nước sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được sự phát triển bền vững.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, biến đổi khí hậu sẽ làm giảm 3,5% GDP của Việt Nam vào năm 2050.

Mặt khác, Việt Nam đã đặt mục tiêu đến năm 2030 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt mục tiêu đó, việc Việt Nam chuyển hướng sang phát triển ít phát thải không chỉ là lựa chọn tất yếu, mà còn là cơ hội để trở thành quốc gia hoàn thiện cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi công nghệ, nâng cao tính cạnh tranh bắt kịp xu thế phát triển của thế giới.

Nguồn:Việt Nam - Nhật Bản: Hợp tác bền vững trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Lan Anh
kinhtemoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cạn kiệt nguồn thực phẩm cứu trợ cho Dải Gaza

Cạn kiệt nguồn thực phẩm cứu trợ cho Dải Gaza
Chương trình lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP) cho biết họ đã cạn kiệt nguồn lương thực dự trữ ở Dải Gaza do các cửa khẩu biên giới vẫn đóng cửa.

Chú trọng đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại khu công nghiệp, khu dân cư

Chú trọng đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại khu công nghiệp, khu dân cư
Trước áp lực ngày càng lớn về môi trường từ quá trình công nghiệp hóa, tỉnh Gia Lai đang ưu tiên đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp và khu dân cư. Mục tiêu đến năm 2025, khoảng 92% khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật.

Giải pháp kiểm soát, cải thiện chất lượng không khí

Giải pháp kiểm soát, cải thiện chất lượng không khí
Xây dựng nhiệm vụ, dự án kiểm kê phát thải tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam, hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí… là những giải pháp được triển khai để kiểm soát, cải thiện chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam.

Phú Thọ kiểm soát ô nhiễm nguồn nước trên các lưu vực sông

Phú Thọ kiểm soát ô nhiễm nguồn nước trên các lưu vực sông
Tỉnh Phú Thọ tiếp tục thực hiện các giải pháp cấp bách tăng cường công tác kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước một số lưu vực sông trên địa bàn tỉnh.

Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Công ty EURO xây công trình trái phép tại bờ biển Hải Tiến

Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Công ty EURO xây công trình trái phép tại bờ biển Hải Tiến
Đà Nẵng nghiên cứu đề án khu đô thị nổi trên vịnh theo mô hình Dubai; Sun Group động thổ dự án du lịch tâm linh 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa; Chủ tịch Dabaco khẳng định công ty không liên quan đến sai phạm tại dự án Dabaco Park View; Hà Nội giao hơn 38.500m² đất để triển khai dự án Sunshine Grand Capital…là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý tuần qua