Hà Nội: 26°C
Thừa Thiên Huế: 32°C
TP Hồ Chí Minh: 33°C
Quảng Ninh: 26°C
Hải Phòng: 28°C

Vinaconex nặng gánh nợ nần vì "mê" bất động sản

Hoạt động cốt lõi là xây lắp nhưng Vinaconex lại đầu tư phần lớn tài sản vào các dự án bất động sản. Nguồn vốn vay rót vào các dự án sẽ là nỗi lo không nhỏ trong bối cảnh lãi suất tăng và thị trường bất động sản gần như đóng băng.
Bị phạt về thuế hàng tỷ đồng, Vinaconex 25 vừa trúng gói thầu lớn tại sân bay Đà Nẵng Vinaconex 16 đứng thứ 2 trong danh sách nợ thuế “khủng” tại Nghệ An

Lãi lớn nhờ hoạt động phụ

Kết thúc quý 3/2022 vừa qua, hẳn các cổ đông của Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) vui mừng khôn xiết vì thu về kết quả kinh doanh ấn tượng.

Tính chung 9 tháng, cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng mạnh so với cùng kỳ. Cụ thể, trong khi doanh thu của Vinaconex tăng gần gấp đôi (đạt 6.700 tỷ đồng) thì lợi nhuận sau thuế lại bằng 2,7 lần cùng kỳ (đạt 970 tỷ đồng).

Vinaconex là một doanh nghiệp xây dựng đầu ngành khu vực phía Bắc. Cuối năm 2018, hai cổ đông lớn nhất là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) thoái hết vốn tại Vinaconex.

Doanh nghiệp tư nhân là An Quý Hưng nhảy vào mua trọn gần 60% cổ phần. Lục đục nội bộ kéo dài vì chủ tịch hội đồng quản trị mới muốn tự mình duyệt chi ngàn tỷ mà không thông qua đại hội cổ đông. Đến cuối năm 2020, Công ty Cổ phần Đầu tư Pacific Holdings mua lại hết cổ phần của An Quý Hưng thì các tranh chấp mới tạm yên.

Vinaconex nặng gánh nợ nần vì "mê" bất động sản
Lục đục nội bộ kéo dài sau khi cổ đông Nhà nước thoái vốn hoàn toàn khỏi Vinaconex

Đổi chủ từ nhà nước sang tư nhân, dù xuất hiện những mâu thuẫn nội bộ nhưng hiệu quả kinh doanh của Vinaconex được cải thiện đáng kể. Điển hình là kết quả kinh doanh khả quan trong 9 tháng đầu năm 2022. Dù gì đi nữa, điều cổ đông lớn nhỏ mong chờ nhất vẫn là chuyện doanh nghiệp kiếm được nhiều lợi nhuận.

Trong kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022, Vinaconex cho thấy vẫn rất tập trung vào hoạt động cốt lõi là xây lắp. Mảng này chiếm đến 66% trong cơ cấu doanh thu, trong khi mảng bất động sản chỉ chiếm 8% và hoạt động đầu tư đóng góp 26% còn lại. Tuy nhiên, nếu xét kĩ, kết quả này cũng bộc lộ không ít vấn đề về tính bền vững.

Trước hết, biên lợi nhuận gộp của Vinaconex trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2022 giảm mạnh về mức trên 11%, giảm 5 điểm phần trăm so với cùng kỳ. Nguyên nhân là giá vốn hàng bán tăng cao. Trong bối cảnh thị trường xây dựng và bất động sản đang đối mặt với không ít thách thức, việc quản lý giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động thiếu linh hoạt sẽ khiến lợi nhuận bị ăn mòn.

Bên cạnh đó, cơ cấu lợi nhuận 9 tháng qua của Vinaconex cũng không thật sự làm cổ đông yên lòng nếu bóc tách từng thành phần đóng góp.

Vinaconex nặng gánh nợ nần vì "mê" bất động sản
Biên lợi nhuận gộp của Vinaconex trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2022 giảm mạnh về mức trên 11%, giảm 5 điểm phần trăm so với cùng kỳ.

Trong số 970 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, có đến gần 918 tỷ đồng là đến từ lãi hoạt động tài chính. Cụ thể, đó là khoản lãi 255 tỷ đồng (từ cho vay, tiền gửi, lãi trả chậm) và 663 tỷ đồng lãi (từ đánh giá lại giá trị hợp lý của khoản mục đầu tư tại Công ty Vinaconex – ITC khi đạt được quyền kiểm soát).

Khoản lãi đánh giá lại chỉ là một nguyên tắc kế toán chứ không mang về dòng tiền thực. Do đó, nếu loại bỏ khoản này, Vinaconex chỉ thực sự tạo ra hơn 300 tỷ đồng lãi sau thuế trong 9 tháng đầu năm 2022. Con số này thậm chí còn thấp hơn cùng kỳ năm rồi.

Đáng lo hơn, khoản lãi từ đánh giá lại giá trị của khoản mục đầu tư này còn tiềm ẩn một rủi ro khác. Đó là con số lãi có thể giảm xuống, khi đơn vị kiểm toán kiểm tra chi tiết vào quý 4 tới. Trong báo cáo tài chính quý 3/2022, Vinaconex cũng chưa thuyết minh rõ khoản lợi nhuận này.

Nhìn từ bức tranh chung, có thể thấy hoạt động kinh doanh chính của Vinaconex là xây lắp chưa thật sự hiệu quả như lãnh đạo công ty công bố. Vì phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh đều bị các khoản chi phí “nuốt” gần hết.

Đáng kể là trong giai đoạn 9 tháng qua, Vinaconex phải trả hơn 560 tỷ đồng lãi vay, gần gấp đôi cùng kỳ năm trước. Chi phí này cao hơn một nửa lãi sau thuế mà Vinaconex kiếm được trong 9 tháng vừa qua.

Rủi ro thanh khoản tăng cao

Vinaconex phải trả lãi vay nhiều đồng nghĩa công ty vay nợ khá lớn. Với trăm tỷ đồng lãi vay mỗi năm, không chỉ đối mặt với chuyện lợi nhuận bị ăn mòn, Vinaconex còn gặp phải rủi ro thanh khoản không nhỏ.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, số nợ vay của Vinaconex là hơn 14.000 tỷ đồng, cao hơn nhiều số vốn chủ sở hữu là gần 10.000 tỷ đồng. Trong đó, Vinaconex tài trợ phần lớn nguồn vốn này cho hoạt động bất động sản, dù tỉ trọng đóng góp vào doanh thu của mảng này khá nhỏ.

Tính đến ngày 30/9/2022, khoản tài sản dở dang dài hạn của công ty này có giá trị đến 7.000 tỷ đồng. Trong số hơn 10 dự án đang triển khai, có ít nhất 6 dự án bất động sản.

Trong bối cảnh lãi suất tăng cao và thị trường bất động sản khó khăn như hiện nay, việc tài trợ phần lớn nguồn vốn vay cho các dự án bất động sản gây ra nhiều khó khăn cho Vinaconex.

Trong năm 2021, công ty này phải trả 500 tỷ đồng lãi vay. Riêng 9 tháng đầu năm 2022, Vinaconex phải trả hơn 560 tỷ đồng lãi vay. Điều này cho thấy, áp lực lãi vay tăng cao là có thực.

Vinaconex nặng gánh nợ nần vì "mê" bất động sản
Mảng bất động sản đóng góp vào doanh thu chung của Vinaconex chưa nhiều nhưng số vốn được rót vào khá lớn.

Ngoài ra, mảng bất động sản đóng góp vào doanh thu chung của Vinaconex chưa nhiều nhưng số vốn rót vào khá lớn. Trong khi chưa bán được hàng vì thị trường còn khó khăn, ngoài việc lợi nhuận bị ăn mòn, khả năng thanh toán của Vinaconex cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Nhìn vào tỉ trọng nợ vay/vốn chủ sở hữu của Vinaconex trong 9 tháng đầu năm (ở mức 1,4 lần), dễ thấy công ty này hoạt động phụ thuộc vào nguồn vốn nay. Công ty Chứng khoán Mirae Asset ước tính, khả năng thanh toán lãi vay công ty mẹ Vinaconex trong năm 2022 giảm còn 0,8 lần, giảm so với mức 1,4 lần của năm 2021. Đồng thời, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư sẽ âm hơn 3.000 tỷ đồng.

Trong quý cuối năm 2022, Vinaconex được kỳ vọng sẽ cải thiện các chỉ số về hiệu quả kinh doanh. Đơn vị này đang hưởng lợi nhờ việc tăng giải ngân đầu tư công cuối năm.

Công ty Chứng khoán DSC dự báo, Vinaconex có thể mang về gần 5.000 tỷ đồng doanh thu từ mảng xây lắp (nhờ đang tham gia 5 dự án đầu tư công) và gần 3.500 tỷ đồng doanh thu từ hai dự án bất động sản (Green Diamond 94 Láng Hạ và dự án Cát Bà – Amatina giai đoạn 1).

Nguồn: Vinaconex nặng gánh nợ nần vì "mê" bất động sản

Nguyễn Dương
taichinhdoanhnghiep.net.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Người dân Trung Âu khốn đốn vì mưa lũ

Người dân Trung Âu khốn đốn vì mưa lũ
Người dân ở một số khu vực của Ba Lan và Cộng hòa Séc đã vội vã sơ tán vào ngày 16/9 khi những người khác ở Trung Âu bắt đầu dọn dẹp sau trận lũ lụt tồi tệ nhất trong hơn 2 thập kỷ để lại dấu vết tàn phá và số người chết ngày càng tăng.

Thầy trò Alonso đại thắng trận ra quân Champions League

Thầy trò Alonso đại thắng trận ra quân Champions League
Bayer Leverkusen đại thắng khi hạ chủ nhà Feyenoord 4-0 ở lượt đầu Champions League 2024-2025.

Lũ lụt nhấn chìm nhà cửa ở Nigeria, hàng trăm nghìn người cần viện trợ

Lũ lụt nhấn chìm nhà cửa ở Nigeria, hàng trăm nghìn người cần viện trợ
Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên hợp quốc vừa cho biết, các tổ chức nhân đạo của Liên hợp quốc đang nhanh chóng hỗ trợ hàng chục người mới phải di dời ở Đông Bắc Nigeria, sau khi những trận mưa như trút nước khiến một con đập bị vỡ và gây ngập lụt khu vực này.

Phản ứng của Hoa hậu Kỳ Duyên sau thông tin chưa tốt nghiệp Đại học

Phản ứng của Hoa hậu Kỳ Duyên sau thông tin chưa tốt nghiệp Đại học
Ngay sau thông tin Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp đại học, trên một số diễn đàn mạng xã hội đã nổ ra nhiều ý kiến trái chiều.

Ảnh hưởng bão số 4: Quảng Bình còn nhiều điểm bị chia cắt cục bộ

Ảnh hưởng bão số 4: Quảng Bình còn nhiều điểm bị chia cắt cục bộ
Một số khu vực tại huyện Bố Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) còn bị chia cắt do mưa to mấy ngày qua.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.