Xuất khẩu 13 tấn xoài hạt lép An Giang đầu tiên sang Hàn Quốc
Tương lai đầy hứa hẹn cho xuất khẩu nông sản Xuất khẩu thủy sản và những mục tiêu năm 2024 |
Theo VTV, xuất khẩu trái cây tiếp tục khởi sắc khi hôm qua, lô xoài hạt lép đầu tiên của tỉnh An Giang đã được xuất khẩu sang Hàn Quốc. Trước đó, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia cũng đã chấp nhận nhập khẩu mặt hàng này với giá khá cao. Đây là kết quả của quá trình đầu tư, sản xuất theo hướng tập trung, chất lượng giữa nông dân, hợp tác xã và các doanh nghiệp xuất khẩu.
Lô xoài hạt lép chuẩn bị đi Hàn Quốc. Để chinh phục được thị trường này, sản phẩm tại đây phải có mã số vùng trồng, đạt tiêu chuẩn GAP, có vỏ đẹp, độ ngọt cao, …
"Sau lô 13 tấn ngày hôm nay thì chúng tôi sẽ ký kết một cái hợp tác với Hợp tác xã Cù Lao Giêng, thu mua 500 tấn hàng năm để tiếp tục xuất khẩu đi thị trường Hàn Quốc", bà Nguyễn Nam Phương Thảo - Giám đốc Kinh doanh Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit, Long An cho biết.
Lô xoài hạt lép đầu tiên của tỉnh An Giang đã được xuất khẩu sang Hàn Quốc. Ảnh báo Tuổi Trẻ |
Với hơn 6.400 ha, Chợ Mới là địa phương đứng đầu An Giang về diện tích trồng xoài. Nhờ sản xuất có liên kiết, nên ông Hảo và nhiều nhà vườn tại đây không phải lo giá cả và đầu ra sản phẩm.
"Mình bán được giá rất cao, làm cho mình có tinh thần phấn khởi, mình cố gắng mình sẽ làm tốt hơn", ông Trần Trung Hảo - Xã Bình Phước Xuân, Chợ Mới, An Giang chia sẻ.
Đây là sản phẩm xoài đạt chuẩn xuất khẩu đi Châu Âu và Châu Á. Hiện 1 ký xoài như thế này được doanh nghiệp đến mua tại vườn có giá khoảng 30.000 đồng/ký, tức cao gấp 13-15 lần so với tiêu thụ trong nước.
Ông Nguyễn Sĩ Lâm - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang cho biết: "Có những đề tài nghiên cứu, đồng thời tập huấn giúp cho bà con nông dân đạt tiêu chuẩn sản xuất theo GAP. Để từ đó làm cơ sở khi cấp mã số vùng trồng thuận lợi để đáp ứng yêu cầu mà doanh nghiệp mong muốn theo từng thị trường khó tính".
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2030, cả nước có khoảng 140.000 ha xoài cho sản lượng 1,5 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 650 triệu USD. Chuyển từ canh tác nhỏ lẻ, sang liên kết tập trung, đảm bảo chất lượng cao, gia tăng tối đa lợi nhuận cho nhà vườn là bước chuyển động tích cực của ngành hàng này.
Cơ hội rộng mở cho xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc Những ngày cuối năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả dưa hấu tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Trao đổi với báo Công Thương, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) - cho biết, việc ký Nghị định thư xuất khẩu dưa hấu chính ngạch sang Trung Quốc là một bước quan trọng mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, và người dân trồng dưa hấu của Việt Nam. Khi Nghị định thư được thực hiện, kim ngạch xuất khẩu dưa hấu có thể tăng gấp đôi vào năm tới. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là việc kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu sẽ nhanh hơn nhiều. Hải quan Trung Quốc sẽ giảm tần suất lấy mẫu kiểm tra chỉ còn 2 - 3% nên sẽ không còn cảnh dưa hấu bị ùn tắc khi bước vào cao điểm như lễ Tết mọi năm. Đặc biệt, giá xuất khẩu mặt hàng này cũng sẽ ổn định hơn, giúp người dân trồng dưa tăng thu nhập. Cách đây hơn 1 năm, vào ngày 1/11/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Cơ quan Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về việc xuất khẩu chuối tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc. Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho thấy, việc ký kết Nghị định thư đã mang đến mức tăng trưởng đáng kể cho quả chuối Việt Nam vào thị trường Trung Quốc. Việt Nam vươn lên là thị trường cung cấp chuối lớn thứ 2 cho Trung Quốc. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thị trường Trung Quốc dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu nông sản Việt Nam năm 2023, với con số 12,2 tỷ USD, chiếm 23%. Về mặt hàng rau quả, 2023 là năm chứng kiến quá trình “đổi ngôi” trong ngành rau quả. Vượt qua thanh long, sầu riêng đã trở thành mặt hàng có doanh số xuất khẩu cao nhất. Bà Ngô Tường Vy - Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu - cho biết, sầu riêng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp trong năm 2023, góp phần đưa doanh thu gấp đôi năm 2022. Doanh thu kỷ lục, đóng góp lớn vào tăng trưởng ngành rau quả là những điều không thể phủ nhận ở ngành sầu riêng năm nay. Bà Ngô Tường Vy nhận định, ngành sầu riêng năm 2023 “được nhiều hơn mất”, điều này chứng minh qua kim ngạch xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp ít nhiều đã xây dựng được thương hiệu với đối tác. Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T Group là đơn vị chuyên xuất khẩu trái cây sang Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản. Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T Group cho biết, do xuất khẩu trái cây tươi nên đơn hàng của doanh nghiệp là quanh năm. Năm 2023, doanh nghiệp có thêm thị trường mới như trái bưởi tại thị trường Hoa Kỳ, New Zealand. Thị trường Hoa Kỳ cũng mở cửa trở lại cho trái dừa tươi. Đặc biệt, Việt Nam ký Nghị định thư với Trung Quốc đối với trái sầu riêng giúp kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sang thị trường này tăng trưởng vượt bậc. Do đó, năm 2023, theo tính toán của doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu của Vina T&T đạt khoảng 40% so với cùng năm ngoái. Doanh nghiệp cũng đặt kỳ vọng, tăng trưởng doanh thu năm 2024 sẽ đạt khoảng 20% so với 2023. |
Nguồn:Xuất khẩu 13 tấn xoài hạt lép An Giang đầu tiên sang Hàn Quốc