Xuất khẩu nông sản nỗ lực về đích
Xúc tiến thương mại: Khơi “dòng chảy” xuất khẩu nông sản Trung Quốc muốn mở rộng cửa khẩu Hữu Nghị, cơ hội tăng xuất khẩu nông sản |
Xuất siêu nông sản đạt 9,3 tỷ USD
Thông tin từ Bộ NN&PTNT, trong 10 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 43,08 tỷ USD, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong 10 tháng qua, do giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng xuất khẩu chính giảm sâu, nên tổng giá trị xuất khẩu nhìn chung vẫn giảm so với cùng kỳ năm nước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm thuỷ sản đạt 7,45 tỷ USD, giảm 20,5%; lâm sản 11,65 tỷ USD, giảm 19,3%.
10 tháng năm 2023, xuất khẩu gạo tăng trưởng ấn tượng với giá trị đạt gần 4 tỷ USD. Ảnh minh họa |
Riêng nhóm nông sản và chăn nuôi có giá trị tăng. Giá trị xuất khẩu nông sản đạt hơn 21,9 tỷ USD, tăng 17%, trong đó xuất khẩu nhóm hàng rau quả đóng góp 4,91 tỷ USD, tăng 78,9%; gạo 3,9 tỷ USD, tăng 34,9%; hạt điều 2,9 tỷ USD, tăng 14,8%. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi đạt 402 triệu USD, tăng 22%. Đặc biệt, giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản trong 10 tháng đạt 9,3 tỷ USD, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm trước.
Đánh giá về tình hình xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhận định: “trong tháng 10/2023 xuất khẩu đạt 4,81 tỷ USD, tăng 7,43% so với tháng 9/2023 và tăng 11,9% so với tháng 10/2022 và nếu với tốc độ tăng này thì ngành nông nghiệp có thể về đích xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 53,5 tỷ USD”.
Đáng chú ý, một số nông sản có giá bình quân tăng cao như: giá gạo 558 USD/tấn, tăng 15,3%; cà phê 2.527 USD/tấn, tăng 10,3%; chè 1.710 USD/tấn, tăng 6,3%. Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất.
Về thị trường, châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chính trong 10 tháng với 21,13 tỷ USD, tăng 5,7%; tiếp đến là châu Mỹ 9,74 tỷ USD, giảm 20,6%; châu Âu 4,5 tỷ USD, giảm 11,8%; châu Phi 910 triệu USD; tăng 21,6%; châu Đại Dương 641 triệu USD, giảm 17,2%.
Sầu riêng là mặt hàng nông sản xuất khẩu mang về kim ngạch tỷ đô trong 10 tháng năm 2023. Ảnh minh họa |
Chia sẻ thực tế hoạt động của doanh nghiệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chế biến và Xuất khẩu nông sản Việt Nguyễn Văn Huỳnh cho biết, doanh nghiệp chuyên xuất khẩu các loại trái cây như dứa gai, dưa bao tử, vải thiều. Sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang thị trường EU, châu Á và một số nước như Nga, UAE, Anh, Kazakhstan, Uzbekistan... với số lượng lớn. Mục tiêu của doanh nghiệp trong năm 2023 là xuất khẩu đạt 4 triệu USD, đến thời điểm hiện nay, giá trị xuất khẩu đã đạt 3 triệu USD. Vì vậy, doanh nghiệp đang tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng cho các đối tác nước ngoài.
Tuân thủ nghiêm quy định về chất lượng
Theo các chuyên gia kinh tế nhận định, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu giảm do tác động của thị trường thế giới, những biến động về chính trị tại các quốc gia và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, xuất khẩu nông sản vẫn thiếu bền vững, khi chất lượng chưa đồng đều, thị trường xuất khẩu được thiết lập lỏng, chưa có độ bền, chưa khẳng định được thương hiệu.
Đáng chú ý, Bộ An toàn thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc thông tin ớt đỏ khô của Việt Nam vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Trước đó, thị trường EU cũng cảnh báo về chất lượng một số nông sản khác của Việt Nam, như: rau, quả tươi, gạo. Đây là hồi chuông cảnh báo để nông sản Việt Nam cần loại bỏ, tạo chỗ đứng, vị thế trên thị trường cung ứng nông sản thế giới.
Thực tế cho thấy, muốn xuất khẩu bền vững, buộc doanh nghiệp phải tuân thủ những yêu cầu từ các thị trường nhập khẩu. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, để thiết lập thị trường bền vững, các doanh nghiệp cần tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và các tiêu chuẩn nước nhập khẩu. Đồng thời, phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc sản phẩm…
Bộ NN&PTNT luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong đàm phán thị trường cũng như kiểm soát các vùng nuôi, trồng. Bộ cũng chú trọng đến các sản phẩm chế biến, nhằm tăng giá trị, bảo đảm chất lượng sản phẩm, phát huy thế mạnh riêng của nông sản Việt Nam.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ NN&PTNT phân tích thị trường, tập trung vào những mặt hàng có thế mạnh để đẩy mạnh xuất khẩu, bù lấp vào những mặt hàng đang giảm, phấn đấu cán đích 55 tỷ USD như mục tiêu đề ra của năm 2023.
2 tháng cuối năm đòi hỏi cả nông dân và doanh nghiệp giữ vững chất lượng, đảm bảo nguồn cung. Trên cơ sở này, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương tập trung xúc tiến thương mại vào các thị trường truyền thống như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU... với các sản phẩm lợi thế, đồng thời đẩy mạnh đàm phán để đa dạng hóa hàng nông sản được xuất khẩu chính ngạch sang nhiều thị trường.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến
2 tháng cuối năm đòi hỏi cả nông dân và doanh nghiệp giữ vững chất lượng, đảm bảo nguồn cung. Trên cơ sở này, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương tập trung xúc tiến thương mại vào các thị trường truyền thống như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU... với các sản phẩm lợi thế, đồng thời đẩy mạnh đàm phán để đa dạng hóa hàng nông sản được xuất khẩu chính ngạch sang nhiều thị trường. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến |
Nguồn:Xuất khẩu nông sản nỗ lực về đích