Châu Âu chi gần 500 tỷ euro ứng phó khủng hoảng năng lượng
Giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu? Hệ lụy từ khủng hoảng năng lượng tại châu Âu |
Chính phủ Anh vừa xác nhận kế hoạch trợ cấp chi phí năng lượng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, nhằm ngăn nền kinh tế đóng băng trong mùa đông này. Các nhà phân tích cho biết kế hoạch của Anh có thể lên tới 150 tỷ bảng (172 tỷ USD).
Bắt đầu từ tháng 10, một hộ gia đình trung bình ở Anh sẽ chỉ phải trả không quá 2.500 bảng (2.880 USD) cho chi phí năng lượng trong hai năm tới. Chính phủ cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức từ thiện và cơ quan công lập trong sáu tháng tới, thậm chí lâu hơn. Hiện tại, chi phí năng lượng trung bình hàng năm của một hộ gia đình Anh đã tăng 54%, lên 1.971 bảng (2.263 USD).
Các nước châu Âu chi gần 500 tỷ euro để ứng phó khủng hoảng năng lượng trong năm 2021. Ảnh: CNN |
Đức-nền kinh tế lớn nhất EU, là nước chi nhiều nhất trong EU cho các biện pháp hỗ trợ, ước tính khoảng 100 tỷ euro, so với 59 tỷ euro ở Italia, tương đương hơn 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này, hay 200 triệu euro ở Estonia. Tương tự như Italia, các nước như Croatia, Hy Lạp, và Latvia cũng đã chi hơn 3% GDP của mỗi quốc gia để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng.
Để ứng phó với tình trạng giá năng lượng tăng vọt, tuần trước, EU đã đề xuất các biện pháp chung cho toàn khối nhằm giảm bớt sự chênh lệch giữa các biện pháp của các quốc gia thành viên.
Ủy ban châu Âu ngày 14/9 cũng đề xuất một loạt các biện pháp khẩn cấp để giải quyết vấn đề năng lượng. Theo đó, các thành viên EU được khuyến khích cắt giảm 10% tổng mức sử dụng điện và bắt buộc cắt giảm 5% lượng điện sử dụng trong giờ cao điểm. Những biện pháp này sẽ được thảo luận và bỏ phiếu trong cuộc họp của các bộ trưởng năng lượng EU vào ngày 30/9 tới.
Nguồn: Châu Âu chi gần 500 tỷ euro ứng phó khủng hoảng năng lượng