Chủ động ứng phó với siêu bão Mawar tại Cà Mau
Siêu bão Mawar đã mạnh lên cấp 5 - cấp cao nhất trên thang cảnh báo bão quốc tế Siêu bão Mawar tác động gây mưa lớn ở TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ |
Tỉnh Cà Mau tăng cường ứng phó với siêu bão bão Mawar, sẵn sàng di dời nhà dân sống ven biển, ven sông. Ảnh: Nhật Hồ |
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau đề nghị các sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện và thành phố Cà Mau chủ động ứng phó gió mùa Tây Nam và mưa dông, sét.
Do ảnh hưởng bão và gió mùa Tây Nam nên ở khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ và khu vực phía Nam của Nam Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to, với lượng mưa từ 20 – 40mm, có nơi trên 60mm. Trong mưa dông có xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa to cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
Nhằm chủ động theo dõi, ứng phó với tình hình trên, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau đề nghị các đơn vị, địa phương có liên quan theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa dông, lốc, sét, kịp thời thông tin rộng rãi đến các tổ chức, các nhân và người dân trên địa bàn biết, chủ động phòng, tránh, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
Nhiều vị trí đê biển tây bị sạt lở do không còn rừng ven biển nên dễ bị ảnh hưởng khi bão xay ra. Ảnh: Nhật Hồ |
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với Đài Thông tin duyên hải Cà Mau, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Thủy sản) cùng UBND các huyện ven biển và các đơn vị có liên quan tăng cường thông tin cho chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân, người canh giữ đáy hàng khơi, lồng bè, chủ các công trình ven biển, trên đảo và người tham gia các hoạt động trên biển, ven biển nắm tình hình gió mùa Tây Nam, chủ động kế hoạch hoạt động, sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, công trình…
Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các địa phương, đơn vị có liên quan rà soát các tuyến đường chưa được nâng cấp, bị hư hỏng hoặc có khả năng bị ngập để chủ động triển khai các biện pháp an toàn như: đặt biển cảnh báo, bố trí lực lượng điều tiết giao thông… đảm bảo cho người dân lưu thông, di chuyển an toàn, đặc biệt là những giờ cao điểm.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với những địa phương có liên quan thường xuyên kiểm tra các vị trí xung yếu để kịp thời xử lý khi có sự cố, đồng thời vận hành hợp lý hệ thống công trình thủy lợi để đảm bảo an toàn sản xuất cho người dân.
UBND các huyện và thành phố Cà Mau tiếp tục rà soát, điều chỉnh, cập nhật các phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro đảm bảo phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương nhằm chủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả. Phối hợp với các sở, ngành có liên quan triển khai các biện pháp thông tin, tuyên truyền, chủ động ứng phó với thiên tai trên địa bàn quản lý, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy.
Từ đầu năm 2023 đến nay, tại tỉnh Cà Mau thiên tai đã làm chìm 3 phương tiện; 30 căn nhà bị thiệt hại, hư hỏng; sập 1 đáy hàng khơi; 28 vị trí ven sông bị sạt lở với chiều dài 714m; vỡ trên 1.700m bờ bao. Tổng lũy kế ước thiệt hại về tài sản đến nay gần 5,2 tỉ đồng.
Nguồn:Chủ động ứng phó với siêu bão Mawar tại Cà Mau