Hà Nội: 23°C
Thừa Thiên Huế: 22°C
TP Hồ Chí Minh: 31°C
Quảng Ninh: 22°C
Hải Phòng: 24°C

Cơn bùng nổ thị trường tín chỉ carbon giúp Brazil tái tạo rừng nhiệt đới

Với giá tín chỉ carbon rừng đang tăng lên, các công ty tái tạo rừng ở Brazil, nơi có rừng nhiệt đới Amazon bị tàn phá mỗi ngày, có động lực lớn để triển khai các dự án khôi phục thảm thực vật bản địa với quy mô lớn.
Thị trường tín chỉ carbon: Không triển khai sẽ bị tụt hậu với thế giới Cơ hội lớn từ thị trường tín chỉ carbon
Cơn bùng nổ thị trường tín chỉ carbon giúp Brazil tái tạo rừng nhiệt đới
Chính quyền của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva cam kết trồng lại rừng với diện tích 46.000 dặm vuông cho đến năm 2030, với một phần trong số đó được hỗ trợ từ việc bán tín chỉ carbon. Ảnh: WSJ

Với đôi bốt da chống rắn ôm sát mắt cá chân, Mauricio Penteado len lỏi qua rừng cây phượng tím, gỗ mun và những cây non khác cao chưa đến 4 mét trồng trên khu đất mà cho đến gần đây vẫn là đồng cỏ gia súc.

Là một kỹ sư lâm nghiệp và CEO của một công ty tên là re.green, Penteado đang trồng một khu rừng mới ở phía đông bắc Brazil, chỉ rộng 3 dặm vuông (1 dặm vuông đương đương 2,6 km vuông). Nhưng tham vọng của re.green lớn hơn nhiều: sử dụng thị trường tín chỉ carbon đang phát triển nhanh chóng để phủ kín cây bản địa cho một khu vực rộng hơn 240 km vuông. Nỗ lực của ôn re.green cùng công ty tái tạo rừng khác sẽ giúp đảo ngược một phần tình trạng tàn phá rừng trên diện rộng ở Brazil.

“Thách thức của chúng tôi là trồng rừng trên quy mô lớn để tạo ra sự khác biệt, điều chưa từng được thực hiện trước đây,” Penteado nói về việc tái trồng rừng nhiệt đới ở Brazil.

Với các tập đoàn toàn cầu sẵn sàng trả nhiều đô la để bù đắp tình trạng ô nhiễm, các công ty như re.green, có trụ sở tại Rio de Janeiro, đang bán tín chỉ carbon để tài trợ cho mục tiêu khôi phục tốn kém 6.000 dặm vuông rừng nhiệt đới ở Brazil.

Trong khi lâu nay, hầu hết hoạt động tái trồng rừng trên khắp thế giới tập trung vào việc trồng các loài cây đơn lẻ, thường để sản xuất gỗ và bột giấy, nhiều công ty hiện nay sử dụng tín chỉ carbon để tái sinh cảnh quan bản địa chậm hơn và bền vững hơn ở các nước nhiệt đới.

Các nhà khoa học đổ lỗi cho nạn tàn phá rừng nhiệt đới trên diện rộng là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Các nhà khoa học cho rằng, việc khôi phục các khu rừng nhiệt đới trên trái đất là điều cần thiết để giữ cho hành tinh không nóng thêm Theo một nghiên cứu năm 2021 do tạp chí Nature công bố, rừng nhiệt đới hấp thụ 7,6 tỉ tấn CO2 mỗi năm, bao gồm một lượng lớn khí thải từ các phương tiện giao thông và nhà máy đốt nhiên liệu hóa thạch. Con số đó tương đương 20% lượng khí thải CO2 toàn cầu hàng năm.

Về mặt lý thuyết, Brazil có thể thu giữ tới 746 triệu tấn carbon tương đương mỗi năm bằng cách trồng lại những khu rừng đã bị chặt phá. Không có nước nào khác có khả năng ở mức gần như vậy.

Các công ty tái trồng rừng ghi nhận, thị trường buôn bán carbon giúp các dự án khôi phục thảm thực vật bản địa quy mô lớn trở nên khả thi về kinh tế. Theo OPIS, một công ty dữ liệu năng lượng và carbon, giá carbon từ các khu vực rừng được phục hồi đang ở mức 20 đô la Mỹ /tín chỉ (1 tín chỉ tương đương 1 tấn khí thải carbon), tăng so với 7 đô la cách đây một năm.

Theo một số ước tính, thị trường carbon toàn cầu hiện nay trị giá hơn 1 tỉ đô la. Nhiều công ty và cá nhân mua tín chỉ carbon vì muốn giảm lượng khí thải carbon của họ và các tập đoàn lớn càng mua nhiều hơn để tuân thủ các quy định hạn chế khí thải. Ngân hàng Morgan Stanley dựu đoán, quy mô thị trường carbon có thể tăng lên 250 tỉ đô là vào năm 2050.

“Khi hoạt động trồng lại rừng tăng tốc nhờ sự phát triển của các thị trường carbon trong những năm tới, chúng ta sẽ thấy nhiều chương trình thành công hơn”, Campbell Moore, giám đốc cao cấp phụ trách thị trường carbon của Nature Conservancy, một tổ chức bảo vệ môi trường của Mỹ, nói.

Hồi tháng tháng 6, hãng dược phẩm AstraZeneca của Anh cho biết đang đầu tư 400 triệu đô la cho hoạt động phục hồi rừng ở Brazil, Ấn Độ, Việt Nam, Ghana và Rwanda như một phần của chiến lược đạt mức phát thải ròng bằng 0. Các dự án do AstraZeneca tài trợ sẽ trồng 200 triệu cây bản địa tính đến năm 2030. AstraZeneca đã cam kết 62 triệu đô la cho một dự án ở bang São Paulo của Brazil nhằm khôi phục lại 290 dặm vuông rừng nhiệt đới đã bị tàn phá gần một thế kỷ trước.

Plinio Ribeiro, CEO của Công ty Ambipar Decarbon, đối tác của dự án, cho biết, ông cần bán tín chỉ carbon với giá ít nhất 30 đô la để tài trợ cho các dự án tái tạo rừng mà Ambipar thực hiện trên vùng đất từng bị bỏ hoang ở bang São Paulo.

“Với thị trường carbon, chúng tôi không cần phải dựa vào sự quyên góp nữa. Thị trường carbon cho phép chúng tôi nghĩ đến việc phục hồi rừng ở quy mô lớn hơn để tạo ra sự khác biệt”, Ribeiro nói.

Chính quyền của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, người trở lại nắm quyền hồi tháng 1 , được các nhà môi trường hoan nghênh khi khôi phục cam kết trồng lại rừng với diện tích 46.000 dặm vuông cho đến năm 2030. Mục tiêu đó một phần được hỗ trợ từ việc bán các tín chỉ carbon, các quan chức chính phủ Brazil cho hay.

Tại vùng rừng nhiệt đới Amazon của Brazil, nạn phá rừng đã giảm 22% trong giai đoạn từ tháng 8-2022 đến tháng 7-2023 so với khoảng thời gian 12 tháng trước đó, nhờ chính quyền hạn chế hoạt động khai thác gỗ trái phép. Nhưng mức độ tàn phá rừng ở Brazil vẫn cao gấp đôi so với mức thấp lịch sử được ghi nhận vào năm 2012.

Hoạt động trồng lại rừng nhiệt đới rất phức tạp và tốn kém. Cây con bao gồm nhiều loài, một số loài quí hiếm, cần phải được trồng lại. Những cánh rừng này cần phải được bảo vệ trước sự dòm ngó của những kẻ khai thác gỗ lậu và các chủ trang trại muốn khai hoang để canh tác. Ngoài ra, cần phải bảo vệ rừng trước nguy cơ hỏa hoạn.

Theo một số ước tính, chi phí khôi phục 1 dặm vuông rừng có thể lên tới 1 triệu đô la và chủ đầu tư chỉ có thể thu lợi nhuận trong nhiều năm sau đó. Các nhà đầu tư tiềm năng phải tin chắc rằng các cánh rừng mà họ phục hồi sẽ không bị xâm hại trong nhiều thập niên tới.

Sự phát triển của thị trường carbon cũng đang bị cản trở bởi hoạt động “tẩy rửa xanh” (thổi phồng lợi ích môi trường), đôi khi liên quan đến việc tài trợ cho các dự án bảo vệ các khu rừng hiện có.

Nguồn:Cơn bùng nổ thị trường tín chỉ carbon giúp Brazil tái tạo rừng nhiệt đới
Chánh Tài
thesaigontimes.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bắc Giang: Công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở núi tại huyện Sơn Động

Bắc Giang: Công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở núi tại huyện Sơn Động
Khu vực sạt lở đất tại xã Tuấn Đạo (huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) gây ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều hộ dân. Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã có Quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại khu vực này.

Đắk Lắk: Phụ nữ thị xã Buôn Hồ giúp nhau phát triển kinh tế

Đắk Lắk: Phụ nữ thị xã Buôn Hồ giúp nhau phát triển kinh tế
Thị xã Buôn Hồ hiện có 17.275 hội viên phụ nữ, sinh hoạt tại 13 cơ sở hội. Phần lớn chị em tham gia sản xuất nông nghiệp và buôn bán nhỏ, cuộc sống còn nhiều khó khăn nên rất cần sự hỗ trợ để phát triển kinh tế.

Điểm tin ngân hàng ngày 9/1: Tiếp tục chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng yếu kém trong vài ngày tới

Điểm tin ngân hàng ngày 9/1: Tiếp tục chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng yếu kém trong vài ngày tới
Vietcombank sắp tổ chức Đại hội cổ đông bất thường; TP HCM tăng cường giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ trong dịp Tết; BIDV chuẩn bị chào bán riêng lẻ gần 124 triệu cổ phiếu; Đồng USD "chợ đen" tăng nhẹ giá mua, giữ nguyên giá bán… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 9/1: Thanh tra dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 9/1: Thanh tra dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2
Nghệ An thu hút 1.200 tỷ đồng đầu tư dự án WHA Industrial Zone 2; Một công ty xây dựng không phép ở Đồng Nai bị xử phạt gần 1,2 tỷ đồng; Hà Nội sắp đấu giá loạt "đất vàng" ở các quận Đống Đa, Cầu Giấy, Long Biên; Thái Nguyên sắp có thêm khu công nghiệp hơn 4.100 tỷ đồng… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.

Giá cà phê hôm nay 9/1: Tăng 400 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 9/1: Tăng 400 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay ghi nhận, trong nước bật tăng phiên thứ 3 liên tiếp trong tuần, duy trì ở mức trung bình 121.300 đồng/kg.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.