Giá tiêu hôm nay 12/7: Lấy lại đà tăng
Giá tiêu hôm nay 11/7: Chưa dứt đà tăng, cao nhất 153.000 đồng/kg Giá tiêu hôm nay 10/7: Tiếp đà tăng 2.000 đồng |
Giá tiêu trong nước
Giá tiêu hôm nay ngày 12/7/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ tăng nhẹ 1.000 đồng ở một số địa phương, giao dịch quanh mốc 153.400 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông là 154.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 154.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) hiện ở mức 153.000 đồng/kg, ổn định so với ngày hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở mức giá 154.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay ổn định /kg so với ngày hôm qua. Cụ thể, tại Bà Rịa – Vũng Tàu ở mức 153.000 đồng/kg; tại Bình Phước, giá tiêu ở mức 153.000 đồng/kg.
Giá tiêu nội địa hôm nay giao dịch ổn định ở mức 153.400 đồng/kg. Như vậy, giá tiêu trong nước hôm nay tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở Đắk Nông và Đắk Lắk so với hôm qua. Tại tất cả các địa phương, giá tiêu đều ở ngưỡng 153.000 đồng/kg trở lên. Giá tiêu cao nhất được ghi nhận ở mốc 154.000 đồng/kg.
Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), 6 tháng đầu năm 2024, tính đến hết tháng 6/2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 142,586 tấn hồ tiêu các loại,giảm 6,8% về lượng nhưng lại tăng 30,5% về kim ngạch.
Giá xuất khẩu bình quân của hồ tiêu Việt Nam đã tăng 1,000 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, giá tiêu đen đạt hơn 6,000 USD/tấn, tiêu trắng đạt gần 6,600 USD/tấn.
Mỹ là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam với khối lượng đạt 37,435 tấn, tăng 44,6% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 26,3% thị phần. Tiếp đó là các thị trường như Đức với 9,526 tấn, tăng 106,7%; UAE: 8,388 tấn, tăng 15,2%; Ấn Độ: 8,173 tấn, tăng 45,7%, Trung Quốc: 7,453 tấn, giảm 85,2% và Hà Lan: 6,019 tấn, tăng 52,1%.
Các thị trường xuất khẩu tiêu trắng hàng đầu: Đức: 2,454 tấn, Mỹ: 2,044 tấn, Hà Lan: 1,779 tấn, Thái Lan: 1,732 tấn và Trung Quốc: 1,567 tấn.
Giá tiêu thế giới
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 7.191 USD/tấn, tăng 0,35%; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 7.150 USD/tấn, giảm 0,35%; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA mức 7.500 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 9.156 USD/tấn, tăng 0,35%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 8.800 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 6.000 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 8.800 USD/tấn. IPC tiếp tục điều chỉnh tăng nhẹ giá tiêu tại Indonesia.
Nhận định về thị trường, báo cáo mới nhất của NedSpice nhận định, diễn biến giá trong ngắn hạn khó dự đoán, có vai trò quan trọng đối với nông dân Việt Nam, trong khi nhu cầu từ Trung Quốc vẫn còn hạn chế. Số liệu sản xuất toàn cầu khó có thể phục hồi đáng kể trong 2-3 năm tới.
Lãi suất bán của nông dân giảm dẫn đến giá tăng dần về cuối vụ thu hoạch. Điều này càng gây hoảng loạn mua đã đẩy giá lên cao hơn nữa. Thị trường đang không ổn định, với nhiều giao dịch giữa các nhà đầu cơ nhưng ít giao dịch hàng thực, thanh khoản thấp.
Công ty này dự đoán, diện tích hồ tiêu toàn cầu dự kiến tăng từ năm 2025 trở đi, nhưng các loại cây trồng cạnh tranh như cà phê và sầu riêng vẫn mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho nông dân. Còn quá sớm để dự đoán chính xác về vụ mùa 2025, nhưng ngay cả khi điều kiện thời tiết vẫn thuận lợi sẽ không vượt quá sản lượng của năm 2024.
Về tình hình sản xuất của các nước, NedSpice thông tin, nhiệt độ cao và hạn hán ở các vùng trồng tiêu ở Brazil dẫn đến thiệt hại mùa màng, làm giảm ước tính sản lượng khoảng 10%.
Ở Indonesia, quy mô cây trồng có xu hướng giảm trong thời gian 5 năm qua, khi nông dân chuyển sang trồng các loại cây có lợi nhuận cao hơn như cọ dầu. Mặc dù mức giá hiện tại có thể khuyến khích trồng mới, nhưng chưa thể phục hồi trong ngắn hạn.
Các quốc gia khác như Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia và Campuchia có sản lượng tương đối ổn định trong vài năm qua, không có tác động đáng kể đến sự thay đổi tổng thể của nguồn cung toàn cầu.
Chi phí vận chuyển hàng hóa tăng nhanh và tắc nghẽn cảng ở châu Á tác động đến giá cả ở các thị trường nhập khẩu, và có thể gây ra sự chậm trễ vận chuyển. Điều này càng khiến giá tăng trong trung và dài hạn.
Nguồn: Giá tiêu hôm nay 12/7: Lấy lại đà tăng