Hà Nội: 23°C
Thừa Thiên Huế: 26°C
TP Hồ Chí Minh: 31°C
Quảng Ninh: 19°C
Hải Phòng: 23°C

Nâng cao hiệu quả trong quản lý, bảo vệ tài nguyên nước

Với việc tổ chức, triển khai nhiều giải pháp, tỉnh Bình Dương đã tăng cường công tác quản lý cũng như phát huy hiệu quả việc khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước trên địa bàn, từ đó thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng đến sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Trước tác động của biến đổi khí hậu, sự nóng lên của trái đất, thiên tai, lũ lụt khiến cho nguồn tài nguyên nước bị suy thoái, cạn kiệt. Bên cạnh đó, nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống sinh hoạt, ý thức của con người đã tác động đến việc bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước.

Tại tỉnh Bình Dương, những năm qua, công tác quản lý tài nguyên nước tại các địa phương đã có những chuyển biến tích cực và bước đầu thu được một số kết quả đáng khích lệ. Việc quản lý tốt tài nguyên nước góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế-xã hội của đất nước. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện có 4 sông lớn gồm sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Thị Tính chảy qua, cùng với đó là 7 hồ chứa nước lớn nhỏ.

Các hồ chứa nước này không chỉ cung cấp nước cho tưới tiêu, sinh hoạt mà còn có vai trò quan trọng trong việc phòng chống lũ lụt. Đối với tài nguyên nước dưới đất, trên địa bàn tỉnh có 7 tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích và 1 khe nứt. Xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên được biết đến là địa phương có diện tích đất trồng cây ăn trái có múi lớn nhất tỉnh, với diện tích hơn 1.400 ha.

Theo lãnh đạo xã Hiếu Liêm, xã có diện tích đất rộng, dân thưa nên có điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp, lại nằm cạnh sông Bé và sông Đồng Nai, nguồn nước bảo đảm tưới tiêu, thổ nhưỡng vùng đất này phù hợp để phát triển cây ăn trái có múi. Đến nay, hầu hết các trang trại, gia đình trồng cây ăn trái trên địa bàn xã đã đầu tư hệ thống tưới tiêu tự động tận dụng nguồn nước từ sông Bé và sông Đồng Nai để chăm sóc vườn cây.

Nâng cao hiệu quả trong quản lý, bảo vệ tài nguyên nước
Tài nguyên nước đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Dương. (Ảnh minh hoạ).

Nước còn đóng vai trò thiết yếu trong các ngành công nghiệp như chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, sản xuất giấy, nhựa… cũng như quá trình làm mát, vệ sinh tại các nhà máy. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh sử dụng một lượng lớn nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất và bảo trì.

Chính vì thế, việc quản lý và sử dụng tài nguyên nước hiệu quả tại các khu công nghiệp vừa giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa bảo đảm sự bền vững của nguồn tài nguyên này. Lãnh đạo phòng Tài nguyên nước và Khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường, cho biết Bình Dương là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước, bao gồm việc điều tra, thống kê và trám lấp giếng hư hỏng, không sử dụng để bảo vệ nguồn nước dưới đất.

Bình Dương cũng đã ban hành các quy định về vùng cấm, vùng hạn chế và vùng đăng ký khai thác nước dưới đất nhằm quản lý chặt chẽ việc khai thác tài nguyên nước ngầm, hạn chế tình trạng cạn kiệt nguồn nước này. Các biện pháp này góp phần bảo vệ và duy trì nguồn nước dưới đất, hạn chế tình trạng ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước trong khu vực. Trong sản xuất công nghiệp, đặc biệt là những nhà máy sử dụng lượng nước lớn, Bình Dương khuyến khích áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn.

Trong đó có chương trình kiểm soát lượng nước cung cấp tại nguồn trong suốt quá trình sản xuất. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm nguồn nước sạch, giảm thiểu chi phí mà còn giảm thiểu nước thải gây ô nhiễm. Các nhà máy cũng được khuyến khích xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại A và tái sử dụng lượng nước này vào các khâu dịch vụ khác, từ đó giảm bớt lượng nước cấp, giảm phí bảo vệ môi trường và hạn chế ô nhiễm nguồn nước. Trong sản xuất nông nghiệp, hướng đến một nền nông nghiệp xanh là một phần quan trọng trong mục tiêu bảo vệ tài nguyên nước của tỉnh.

Theo lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương, với những nỗ lực không ngừng trong công tác bảo vệ tài nguyên nước, Bình Dương đang từng bước phát triển bền vững, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, bảo đảm nguồn nước luôn được bảo vệ và sử dụng hiệu quả cho các thế hệ mai sau. Theo Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng lượng tài nguyên nước trong các kỳ quy hoạch toàn tỉnh là 28 tỷ 424,45 triệu m3/năm.

Để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này, quy hoạch đã đề ra phương án cụ thể, tập trung vào các mục tiêu: Bảo vệ nguồn nước mặt, nước dưới đất, bảo vệ chức năng nguồn nước, hành lang bảo vệ nguồn nước, nguồn sinh thủy, các nguồn nước có chức năng điều hòa (hồ, sông, kênh, rạch…), các nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học, lịch sử, văn hóa nhằm từng bước bảo đảm số lượng, chất lượng nước đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; từng bước phục hồi nguồn nước bị suy thoát, cạn kiệt, ô nhiễm trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao hiệu quả trong quản lý, bảo vệ tài nguyên nước
Người dân sử dụng nước sông để tưới tiêu cho hoa màu, cây trái.

Tài nguyên nước ở Bình Dương khá phong phú và đa dạng, cơ bản có 2 nguồn nước: Nước mặt và nước dưới đất. Về nước ngầm dưới đất chủ yếu là nước nhạt với 5 tầng chứa nước chính, gồm 4 tầng chứa nước lỗ hổng và 1 tầng chứa nước khe nứt. Tổng trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh khoảng 2.180.000m3/ngày đêm, tương đương khoảng 797 triệu m3/năm.

Về nước mặt, tỉnh được bao bọc bởi 3 sông lớn là Sài Gòn, Đồng Nai và sông Bé, cùng với 1 sông nội tỉnh là Thị Tính. Bên cạnh nguồn nước sông, trên địa bàn tỉnh còn có 7 hồ chứa với tổng dung tích hữu ích lên tới 1.138 triệu m3 nước, là nguồn trữ lượng dồi dào để khai thác, sử dụng. Trong đó, 2 hồ Phước Hòa và Dầu Tiếng là các hồ chứa liên tỉnh thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Để bảo vệ, bảo tồn tài nguyên nước, tỉnh Bình Dương đó có quy hoạch nguồn tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2025, tầm nhìn đến 2035, với 5 quy hoạch thành phần theo quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2022, gồm: Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt, quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất, quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt, quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước dưới đất, quy hoạch phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.

Ngoài ra, theo quy hoạch tài nguyên nước giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn 2035, tỉnh đã có lộ trình, phương án chuyển đổi việc khai thác, sử dụng nước từ nguồn dưới đất sang nguồn nước sạch, nước mặt đã qua hệ thống, quy trình xử lý bảo đảm.

Hai lợi ích lớn khi thực hiện phương án này là người dân sẽ được sử dụng nguồn nước sạch bảo đảm an toàn sức khỏe đồng thời chất lượng, trữ lượng nguồn nước dưới đất gắn liền kết cấu, chất lượng địa chất cũng sẽ được cải thiện, bảo đảm cho các thế hệ mai sau.

Nguồn:Nâng cao hiệu quả trong quản lý, bảo vệ tài nguyên nước
Linh Nga
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chính sách cho vay với mức lãi suất 2,6%/năm của Qũy Bảo vệ môi trường Việt Nam

Chính sách cho vay với mức lãi suất 2,6%/năm của Qũy Bảo vệ môi trường Việt Nam
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia, là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thành lập theo Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ, được tổ chức và hoạt động theo Quyết số 78/2014/QĐ-TTg ngày 26/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong dự báo khí tượng, điều tra tài nguyên nước

Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong dự báo khí tượng, điều tra tài nguyên nước
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký ban hành Quyết định số 245/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quyết định, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030, phát triển ứng dụng kỹ thuật hạt nhân vào quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn; điều tra tài nguyên nước, địa chất, khoáng sản.

Ứng dụng công nghệ hướng đến nền nông nghiệp thông minh, giảm phát thải

Ứng dụng công nghệ hướng đến nền nông nghiệp thông minh, giảm phát thải
“Việc ứng dụng công nghệ được xem là vấn đề cốt lõi và thời sự trong phát triển nông nghiệp xanh. Các công nghệ như công nghệ gieo trồng, công nghệ bảo vệ thực vật... có thể giúp giảm chi phí đầu vào, giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao năng suất lao động, giá trị sản xuất, hướng đến nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả.”- Đây là nội dung được các chuyên gia nông nghiệp chia sẻ tại họp báo công bố Triển lãm AGRITECHNICA ASIA Việt Nam 2025 diễn ra chiều ngày 14/2, tại Hà Nội.

TP.HCM tái khởi động dự án khu lâm viên sinh thái: Bổ sung mảng xanh cho thành phố

TP.HCM tái khởi động dự án khu lâm viên sinh thái: Bổ sung mảng xanh cho thành phố
Tái khởi động dự án Khu lâm viên sinh thái tại Thủ Thiêm (TP.HCM) là một trong những nội dung quan trọng vừa được UBND TP.HCM thảo luận tại cuộc họp ngày 8/2 vừa qua. Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, với 150ha, dự án được kỳ vọng sẽ bổ sung một mảng xanh lớn, quan trọng cho thành phố.

Quảng Ninh: Ngành Du lịch nỗ lực đóng góp lớn tăng trưởng kinh tế

Quảng Ninh: Ngành Du lịch nỗ lực đóng góp lớn tăng trưởng kinh tế
Du lịch được tỉnh Quảng Ninh xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực cho tăng trưởng chung của tỉnh. Với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 14% trong năm 2025, ngành Du lịch xác định trọng tâm năm nay là tăng mức chi tiêu bình quân của khách du lịch. Bên cạnh phát huy các thế mạnh sẵn có, du lịch Quảng Ninh tập trung khai thác các dư địa phát triển, thúc đẩy khai thác các sản phẩm chất lượng cao theo hướng bền vững, hướng tới nguồn khách quốc tế có mức chi tiêu cao.