Hà Nội: 22°C
Thừa Thiên Huế: 24°C
TP Hồ Chí Minh: 28°C
Quảng Ninh: 19°C
Hải Phòng: 21°C

Ứng dụng công nghệ hướng đến nền nông nghiệp thông minh, giảm phát thải

“Việc ứng dụng công nghệ được xem là vấn đề cốt lõi và thời sự trong phát triển nông nghiệp xanh. Các công nghệ như công nghệ gieo trồng, công nghệ bảo vệ thực vật... có thể giúp giảm chi phí đầu vào, giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao năng suất lao động, giá trị sản xuất, hướng đến nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả.”- Đây là nội dung được các chuyên gia nông nghiệp chia sẻ tại họp báo công bố Triển lãm AGRITECHNICA ASIA Việt Nam 2025 diễn ra chiều ngày 14/2, tại Hà Nội.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, nhu cầu áp dụng công nghệ nông nghiệp ngày càng tăng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất. Điều này không chỉ thúc đẩy sự phát triển của các mô hình nông nghiệp bền vững, ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp còn giúp tăng năng suất và giảm thiểu lãng phí, từ đó đảm bảo nguồn cung thực phẩm ổn định và bền vững.

Ứng dụng công nghệ hướng đến nền nông nghiệp thông minh, giảm phát thải
Họp báo công bố Triển lãm AGRITECHNICA ASIA Việt Nam 2025

Phát biểu tại họp báo, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam cho biết, Triển lãm AGRITECHNICA ASIA Việt Nam 2025 là một trong những sự kiện quan trọng trong ngành công nghiệp nông nghiệp. Với chủ đề “Thúc đẩy sáng kiến xanh ở Đông Nam Á”, Triển lãm AGRITECHNICA ASIA Việt Nam 2025 lần đầu tiên diễn ra tại Việt Nam do Hiệp hội Nông nghiệp Đức (DLG), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/3 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP.HCM.

Ứng dụng công nghệ hướng đến nền nông nghiệp thông minh, giảm phát thải
Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại họp báo

Đặc biệt, sự kiện quy tụ các công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ và thiết bị nông nghiệp. Triển lãm không chỉ là cơ hội để các doanh nghiệp giới thiệu những sản phẩm, công nghệ mới nhất, mà còn là nền tảng để các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và nông dân có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, từ đó thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiện đại, bền vững và hiệu quả hơn.

Chia sẻ tại họp báo, ông Peter Grothues - Thành viên Hội đồng Thị trường Hiệp hội Nông nghiệp Đức nhận định, trên thế giới nói chung, tại Đông Nam Á và Việt Nam nói riêng đều đang đối mặt với các thách thức cốt lõi của ngành nông nghiệp như biến đổi khí hậu, năng suất cao hơn và đa dạng sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu người dân. Do đó, rất cần những giải pháp cốt lõi để thúc đẩy nhanh chóng cơ giới hóa, đổi mới sáng tạo nông nghiệp tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Ứng dụng công nghệ hướng đến nền nông nghiệp thông minh, giảm phát thải
Ông Peter Grothues - Thành viên Hội đồng Thị trường Hiệp hội Nông nghiệp Đức chia sẻ tại họp báo

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp cho rằng, nền nông nghiệp hiện nay đang cơ bản “kịch trần” về năng suất và cần phát huy lợi thế về giá trị. Điều này yêu cầu phải tổ chức sản xuất một cách hợp lý nhất; trong đó ứng dụng cơ giới hóa là đòn bẩy để giảm công lao động, nâng cao năng suất lao động. Đồng thời giúp giảm chi phí đầu vào trong đó có giống, phân bón…

Ông Hoàng Văn Hồng - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết, với đà phát triển của nông nghiệp Việt Nam đi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất quy mô lớn, hiện đại hơn, tổ chức sản xuất là khâu cốt lõi trong ứng dụng cơ giới hóa với điều kiện hiện nay.

“Việc ứng dụng công nghệ, cơ giới hóa được xem là vấn đề cốt lõi và rất thời sự trong phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hiện đại. Các công nghệ như công nghệ gieo trồng, công nghệ canh tác, công nghệ bảo vệ thực vật... có thể giúp giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất lao động và giá trị sản xuất” – ông Hoàng Văn Hồng nhìn nhận.

Ứng dụng công nghệ hướng đến nền nông nghiệp thông minh, giảm phát thải
Quang cảnh họp báo

Theo Ban Tổ chức Triển lãm, AGRITECHNICA ASIA 2025 tập trung vào các ngành nông nghiệp chủ lực của Việt Nam, bao gồm lúa gạo, mía, ngô, cây lương thực, cà phê và trái cây. Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 200 đơn vị triển lãm từ 25 quốc gia và hàng nghìn chuyên gia từ khắp chuỗi giá trị nông nghiệp. Triển lãm hướng đến canh tác bền vững và hiệu quả, sự kiện sẽ tập trung vào các xu hướng chính trong nông nghiệp trên toàn thế giới như canh tác chính xác, IoT (internet vạn vật) và AI (trí tuệ nhân tạo), máy bay không người lái, cảm biến thông minh, hệ thống tưới tiêu tự động...

Phát biểu tại họp báo, ông Peter Grothues – Thành viên Hội đồng Thị trường, Hiệp hội Nông nghiệp Đức cho biết: “Một trong những mục tiêu chính của chúng tôi là giới thiệu những công nghệ tiên tiến nhất thế giới đến với nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam. Đây chính là những nhà sản xuất không ngừng tiên phong đổi mới, cải thiện chất lượng ngành hàng, hướng đến nền nông nghiệp thông minh, giảm phát thải”.

Ứng dụng công nghệ hướng đến nền nông nghiệp thông minh, giảm phát thải
Bà Sonja Esche, Trưởng nhóm nông nghiệp của GIZ chia sẻ tại họp báo

Cùng với Hiệp hội Nông nghiệp Đức, thời gian qua, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) là tổ chức quốc tế cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các quốc gia đang phát triển nhằm thúc đẩy phát triển bền vững. Trong lĩnh vực nông nghiệp, GIZ hỗ trợ các quốc gia áp dụng công nghệ tiên tiến để cải thiện hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường. Theo bà Sonja Esche, Trưởng nhóm nông nghiệp của GIZ, tại AGRITECHNICA ASIA Việt Nam 2025, GIZ sẽ tập trung kết nối các chuyên gia quốc tế nhằm thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp của Việt Nam, thông qua các giải pháp thông minh về khí hậu, xây dựng năng lực và tăng cường quan hệ đối tác công tư để thúc đẩy nông nghiệp bền vững.

Nguồn: Ứng dụng công nghệ hướng đến nền nông nghiệp thông minh, giảm phát thải

Thuỷ Nguyễn
baotainguyenmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chính sách cho vay với mức lãi suất 2,6%/năm của Qũy Bảo vệ môi trường Việt Nam

Chính sách cho vay với mức lãi suất 2,6%/năm của Qũy Bảo vệ môi trường Việt Nam
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia, là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thành lập theo Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ, được tổ chức và hoạt động theo Quyết số 78/2014/QĐ-TTg ngày 26/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong dự báo khí tượng, điều tra tài nguyên nước

Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong dự báo khí tượng, điều tra tài nguyên nước
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký ban hành Quyết định số 245/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quyết định, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030, phát triển ứng dụng kỹ thuật hạt nhân vào quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn; điều tra tài nguyên nước, địa chất, khoáng sản.

Ứng dụng công nghệ hướng đến nền nông nghiệp thông minh, giảm phát thải

Ứng dụng công nghệ hướng đến nền nông nghiệp thông minh, giảm phát thải
“Việc ứng dụng công nghệ được xem là vấn đề cốt lõi và thời sự trong phát triển nông nghiệp xanh. Các công nghệ như công nghệ gieo trồng, công nghệ bảo vệ thực vật... có thể giúp giảm chi phí đầu vào, giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao năng suất lao động, giá trị sản xuất, hướng đến nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả.”- Đây là nội dung được các chuyên gia nông nghiệp chia sẻ tại họp báo công bố Triển lãm AGRITECHNICA ASIA Việt Nam 2025 diễn ra chiều ngày 14/2, tại Hà Nội.