Hà Nội: 14°C
Thừa Thiên Huế: 18°C
TP Hồ Chí Minh: 29°C
Quảng Ninh: 15°C
Hải Phòng: 16°C

Nhiều hiến kế giúp Việt Nam đạt Net Zero

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới ngày 2-12 ở Dubai, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết hệ thống khí hậu toàn cầu gần đến giới hạn đỏ, trong khi khoảng cách giữa cam kết và hành động khí hậu còn xa.
Bước tiến mới của Việt Nam hướng đến Net Zero Tiên phong cho một tầm nhìn dài hạn Net Zero
Nhiều hiến kế giúp Việt Nam đạt Net Zero
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo Tập đoàn Equinor (Na Uy) hôm 2-12 - Ảnh: N.AN

Do đó Thủ tướng nhấn mạnh phương châm "đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện" chính là chìa khóa để củng cố lòng tin giữa các quốc gia trong ứng phó biến đổi khí hậu.

Nhà đầu tư nước ngoài phấn khích

Trên thực tế, những cam kết và hành động của Việt Nam để thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Net Zero) đã nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng quốc tế và các tập đoàn nước ngoài.

Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam: Huy động nguồn lực cho chuyển đổi xanh ngày 2-12, ông Ben Backwell, giám đốc điều hành Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC), cho hay nhiều tập đoàn lớn về điện gió của GWEC đã làm việc với các cơ quan của Việt Nam với mong muốn tạo nên ngành điện gió bền vững.

"Chúng tôi có mong muốn đầu tư vào Việt Nam để tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế trong bối cảnh xanh hóa, cùng Việt Nam đưa ra các sáng kiến chính sách. Cộng đồng nhà đầu tư rất phấn khích về việc này", ông Backwell nói.

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Anders Opedal, tổng giám đốc Tập đoàn Equinor - doanh nghiệp năng lượng lớn nhất của Na Uy, cho biết đã có văn phòng đại diện tại Hà Nội và muốn đẩy mạnh hợp tác với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi.

Tuy nhiên ông Opedal cho rằng đây là lĩnh vực mới nên ông cho rằng để đầu tư có hiệu quả, cùng với việc cải tiến công nghệ để có giá thành tốt hơn, cần sớm hoàn thiện thể chế, chính sách về năng lượng tái tạo để thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam.

Tháo gỡ chính sách

Bà Jackikle Nilsson, ủy viên thường trực GWEC - phó chủ tịch Tập đoàn Equinor, đã đưa ra đề xuất một số khuyến nghị để thu hút đầu tư vào Việt Nam phục vụ quá trình chuyển đổi xanh.

Đó là việc Chính phủ nên ưu tiên thiết lập một khuôn khổ rõ ràng, bao gồm việc hoàn thiện quy hoạch không gian biển quốc gia, sửa đổi nghị định 11 để phân bổ các khu vực biển cụ thể cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên biển.

Để đẩy nhanh quá trình đầu tư, bà Nilsson cho rằng Chính phủ Việt Nam cần thiết thành lập một tổ công tác liên bộ, phối hợp giữa các cơ quan chính phủ, bộ, ngành để phục vụ công tác đơn giản hóa các thủ tục cho việc phát triển điện gió ngoài khơi, giao khu vực biển cho các dự án điện gió ngoài khơi thí điểm.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông John Rockhold, trưởng nhóm công tác về điện và năng lượng của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), cho rằng cần mất từ 7 - 8 năm để các dự án điện gió ngoài khơi đi vào vận hành.

Do đó cần xây dựng các hợp đồng mua bán điện có khả năng thu hút nguồn đầu tư nước ngoài, phân bổ rủi ro hợp lý giữa các bên với giá cả hợp lý. Kèm với đó là việc phát triển chuỗi cung ứng trong nước đối với các vật tư, thiết bị, dịch vụ phụ trợ và vận hành.

Theo ông Đào Xuân Lai - trưởng Ban biến đổi khí hậu, môi trường và năng lượng của Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP), để Việt Nam đạt được mục tiêu Net Zero, việc giải quyết các thách thức về vốn đầu tư là yêu cầu đặt ra.

"Muốn đạt mức phát thải ròng bằng 0, đòi hỏi toàn bộ nền kinh tế phải chuyển đổi đồng bộ theo hướng xanh, tuần hoàn, ít phát thải carbon, nên chi phí đầu tư rất lớn.

Chỉ riêng ngành điện, vốn đầu tư đến năm 2030 là 134,5 tỉ USD, trong khi các nhóm đối tác vừa công bố khoản tài trợ 15,5 tỉ USD - là một phần đóng góp nhỏ trong tổng nguồn tài chính cần thiết cho quá trình chuyển đổi của Việt Nam. Đi kèm với đó là việc giải quyết thách thức về công nghệ, nguồn nhân lực", ông Lai nói.

Từ đó, ông Lai khuyến nghị Việt Nam cần tập trung vào cải cách thể chế, tạo môi trường đầu tư minh bạch hơn, trách nhiệm hơn trong thu hút dòng vốn chất lượng cao từ khối tư nhân trong và ngoài nước, đặc biệt là chính sách năng lượng, cơ chế tài chính, giảm các rào cản và rủi ro.

Đi kèm theo đó là thúc đẩy phát triển và chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi, pin mặt trời, lưu trữ điện, truyền tải điện thông minh...

Chuyên gia của UNDP cũng khuyến nghị Việt Nam cần tập trung phát triển nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế xanh, năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn, đảm bảo chuyển dịch công bằng khi thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng theo JETP.

"Cần xây dựng cơ chế để cung cấp điện có giá cả phải chăng và đáng tin cậy, đặc biệt là đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp và các nhóm dễ bị tổn thương khác.

Hỗ trợ người lao động khi chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo, cũng như đảm bảo an sinh cho người dân khi chuyển dịch năng lượng", ông Lai nêu quan điểm.

Thủ tướng tiếp thu các kiến nghị

Đồng tình các kiến nghị của các nhà đầu tư, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết định hướng của Việt Nam là tập trung ưu tiên chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi nền kinh tế từ nâu sang xanh.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam khẳng định sẽ xây dựng các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phù hợp tiềm năng, cơ hội nổi trội để mang lại hiệu quả cho các nhà đầu tư.

Trong đó sẽ hỗ trợ tháo gỡ pháp lý, chẳng hạn như xây dựng khung giá, phương thức thanh toán, cách thức tổ chức đầu tư để hiệu quả hơn...

"Chính phủ Việt Nam luôn luôn lắng nghe và cầu thị với sự thích ứng linh hoạt, kịp thời phản ứng chính sách, tạo niềm tin cho nhà đầu tư với tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", Thủ tướng nhấn mạnh.

Nguồn:Nhiều hiến kế giúp Việt Nam đạt Net Zero

Ngọc An
tuoitre.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Triển khai các phương án phòng cháy rừng tại Vườn chim Bạc Liêu

Triển khai các phương án phòng cháy rừng tại Vườn chim Bạc Liêu
Ban Quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ ven biển tỉnh Bạc Liêu thông tin, Khu Bảo tồn loài- sinh cảnh Vườn chim Bạc Liêu đang trong tình trạng cảnh báo cháy rừng cấp IV (cấp nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn).

Quảng Trị: Cần chú trọng bảo vệ môi trường trong vận chuyển vật liệu, phế thải dự án

Quảng Trị: Cần chú trọng bảo vệ môi trường trong vận chuyển vật liệu, phế thải dự án
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhiều dự án đầu tư xây dựng đang được triển khai rầm rộ. Cùng với việc triển khai nghiêm ngặt các quy định về môi trường, bên cạnh đó vẫn còn dự án chưa chưa thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường. Đặc biệt trong quá trình vận chuyển phế thải, vật liệu xây dựng không được che đậy gây vương vãi, khói bụi đã ảnh hưởng không nhỏ đến người dân trong khu vực.

Đà Nẵng chuẩn bị khởi công nhà máy điện rác đầu tiên

Đà Nẵng chuẩn bị khởi công nhà máy điện rác đầu tiên
Nhà máy điện rác tại Đà Nẵng có tổng vốn đầu tư lên đến 2.021 tỷ đồng, được xây dựng trên diện tích 9,387 ha.

Chiêu trò lừa đảo từ các cuộc gọi không nói gì

Chiêu trò lừa đảo từ các cuộc gọi không nói gì
Gần đây, nhiều nhận được các cuộc gọi lạ giả danh, cuộc gọi không nói gì, không có âm thanh… gây phiền hà. Thậm chí, có nhiều người rơi vào bẫy lừa đảo.

Quyết liệt chỉ đạo cung ứng vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm

Quyết liệt chỉ đạo cung ứng vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm
Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 1491/VPCP-CN ngày 24/02/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc quyết liệt chỉ đạo cung ứng vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm.