Hà Nội: 18°C
Thừa Thiên Huế: 21°C
TP Hồ Chí Minh: 24°C
Quảng Ninh: 18°C
Hải Phòng: 19°C

Tin ngân hàng ngày 27/6: NHNN bán 600 triệu USD trong một phiên để ổn định tỷ giá

ABBank tăng mạnh lãi suất tiết kiệm; MSB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 26.000 tỷ đồng; BĐS Cát Liên Hoa chậm trả toàn bộ gốc, lãi trái phiếu đang lưu hành…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật
Tin ngân hàng ngày 26/6: Vietlott mang 1.126 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng để lấy lãi Tin ngân hàng ngày 25/6: Sẽ kiểm tra các ngân hàng lãi suất cao

NHNN bán 600 triệu USD trong một phiên để ổn định tỷ giá

Trong báo cáo thị trường công bố ngày 26/6, Khối Thị Trường Tài Chính của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho biết, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cung ứng thêm ra thị trường khoảng gần 600 triệu USD trong ngày hôm qua (25/6), đưa số lũy kế bán USD tại vùng giá 25.450 từ cuối tháng 4 tới phiên 25/6 đạt khoảng 5,5 tỷ USD.

Tin ngân hàng ngày 27/6: NHNN bán 600 triệu USD trong một phiên để ổn định tỷ giá
Nhóm nghiên cứu dự báo, con số này có thể tiếp tục tăng thêm trong những ngày giao dịch cuối tuần này.

Theo nhóm nghiên cứu, nhu cầu ngoại tệ trên thị trường gia tăng mạnh vào thời điểm cuối tháng 6 cùng với hiệu ứng tâm lý từ đà tăng của đồng USD trên thị trường thế giới khiến tỷ giá duy trì đà tăng rõ nét hơn sau khi tương đối ổn định vào 2 tuần trước đó.

Trước đó, từ ngày 19/4, trong bối cảnh tỷ giá liên tục tăng nóng, NHNN đã thông báo bán ngoại tệ can thiệp nhằm bình ổn thị trường. Theo ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, đây là biện pháp rất mạnh mẽ của NHNN nhằm đảm bảo giải tỏa tâm lý thị trường, đảm bảo nguồn cung thị trường, nguồn cung ngoại tệ thông suốt, đảm bảo đầy đủ nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế.

Nhìn lại quá khứ, đợt gần nhất NHNN phải bán ngoại tệ can thiệp diễn ra vào đầu quý 2/2022, nhằm ổn định thị trường ngoại tệ sau khi Fed liên tục tăng lãi suất, gây sức ép mất giá cho đồng VNĐ. Tuy nhiên, trước áp lực tỷ giá vẫn lớn, đến giữa tháng 7/2022, NHNN đã chuyển từ hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn sang hợp đồng giao ngay và tăng giá bán thêm 150 đồng, dù trước đó đã tăng 200 đồng vào trung tuần tháng 5/2022.

Theo thống kê của giới phân tích, trong 9 tháng đầu năm 2022 với tâm điểm là quý 3/2022, lượng ngoại tệ mà NHNN đưa ra can thiệp thị trường đã vượt ngưỡng 20 tỷ USD, tương đương hơn 20% tổng dự trữ ngoại hối vào cuối năm 2021.

ABBank tăng mạnh lãi suất tiết kiệm

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) vừa thông báo áp dụng biểu lãi suất huy động mới kể từ hôm qua 25/6. Trong đó, mức tăng mạnh nhất lên đến 1,4%/năm - biên độ tăng rất mạnh trong 1 lần điều chỉnh lãi suất huy động của các ngân hàng.

Theo Biểu lãi suất tiết kiệm trên kênh Online – sản phẩm có lãi suất cao nhất tại ABBank, lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng giữ nguyên ở mức 3,2% và 3,3%/năm.

Lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng được cộng thêm 0,4%/năm lên 4%/năm, trong khi kỳ hạn tiền gửi 4 và 5 tháng không thay đổi ở mức 3,6%/năm.

Lãi suất huy động các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên được điều chỉnh tăng rất mạnh. Cụ thể, kỳ hạn 6 tháng có lãi suất huy động tăng 0,8%/năm lên 5,6%/năm; kỳ hạn 7 đến 11 tháng tăng tới 1,4%/năm, niêm yết ở mức 5,8%/năm.

Với việc điều chỉnh trên, ABBank hiện đang có lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 12 tháng cao nhất hệ thống hiện nay.

Ngoài ra, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tại ABBank cũng đã chính thức chạm mốc 6%/năm sau khi tăng 0,4%/năm.

Trong khi đó, lãi suất huy động các kỳ hạn từ 13 đến 60 tháng được giữ nguyên mức 5,7%/năm.

Đây là lần thứ hai trong tháng 6 ABBank tăng lãi suất huy động. Trước đó, vào ngày 6/6/2024 ngân hàng này cũng đã tăng lãi suất đồng loạt từ 1-60 tháng. Trong đó, kỳ hạn 13 – 60 tháng có mức tăng lên đến 1,6%/năm.

Theo thống kê từ đầu tháng 6 đến nay đã có 23 ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động gồm: VietinBank, TPBank, VIB, GPBank, BaoViet Bank, LPBank, Nam A Bank, OceanBank, ABBank, Bac A Bank, MSB, MB, Eximbank, OCB, BVBank, NCB, VietBank, VietABank, VPBank, PGBank, Techcombank, ACB, và SHB. Trong đó, nhiều ngân hàng đã tăng lãi suất huy động 2 - 3 lần từ đầu tháng 6 như: GPBank, VIB, MB, BaoViet Bank, OceanBank, NCB, TPBank, PGBank, LPBank, OCB, Eximbank và ABBank.

MSB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 26.000 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa thông báo chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) tăng vốn điều lệ thêm 6.000 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 30%.

Tin ngân hàng ngày 27/6: NHNN bán 600 triệu USD trong một phiên để ổn định tỷ giá
Ảnh minh họa

Theo đó, MSB sẽ tăng vốn theo hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận để lại tính theo báo cáo tài chính kiểm toán tại 31/12/2023 sau khi trích các quỹ theo luật định. Tỷ lệ phát hành là 30% trên tổng số cổ phần đang lưu hành, tương đương phát hành thêm 600 triệu cổ phiếu. Sau khi tăng vốn, tổng số lượng cổ phiếu lưu hành dự kiến sẽ là 2,6 tỷ cổ phiếu, tương ứng với vốn điều lệ mới đạt 26.000 tỷ đồng.

Sau hơn 3 năm niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, MSB đã đạt mức vốn điều lệ hơn 1 tỷ USD. Việc tăng vốn điều lệ trong năm 2024 tiếp tục tạo động lực nâng vị thế cạnh tranh của ngân hàng theo quy mô, hỗ trợ bộ đệm vốn, giữ hệ số an toàn vốn CAR ở mức cao đồng thời góp phần thúc đẩy dòng chảy tín dụng.

Cũng trong tháng 6, MSB ghi nhận cột mốc quan trọng khi lọt vào bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500 – danh sách 500 doanh nghiệp quy mô lớn nhất Đông Nam Á, khẳng định vị thế mạnh mẽ và tiềm năng phát triển của ngân hàng trong khu vực.

BĐS Cát Liên Hoa chậm trả toàn bộ gốc, lãi trái phiếu đang lưu hành

Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Cát Liên Hoa vừa gửi thông tin bất thường về việc chậm thanh toán gốc lãi trái phiếu của 3 lô CLHCH2126001, CLHCH2124002 và CLHCH2125003.

Theo kế hoạch ban đầu, ngày 4/6/2024 vừa qua là hạn thanh toán lãi của cả 3 lô trái phiếu kể trên và gốc của lô trái phiếu CLHCH2124002. Tổng số tiền lãi mà Bất động sản Cát Liên Hoa chậm thanh toán là hơn 26 tỷ đồng và 310 tỷ đồng tiền gốc trái phiếu.

Công ty cho biết sẽ thanh toán số tiền lãi trên vào ngày 1/7 tới đây, còn với số tiền gốc trái phiếu 310 tỷ đồng đang được công ty đàm phán với trái chủ để gia hạn thanh toán.

Đây không phải là lần đầu tiên Bất động sản Cát Liên Hoa chậm trả lãi trái phiếu cho 3 lô trái phiếu kể trên mà trong năm 2023 công ty cũng đã có hai lần trễ hẹn thanh toán vào tháng 9 và tháng 12/2023 với lý do đưa ra là “chưa thu xếp kịp nguồn thanh toán”.

Thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy hiện nay, Bất động sản Cát Liên Hoa có 4 lô trái phiếu đang lưu hành, với tổng giá trị lưu hành khoảng 950 tỷ đồng.

4 lô trái phiếu này được Bất động sản Cát Liên Hoa phát hành từ năm 2021. Lô trái phiếu mã CLHCH2124002 có ngày đáo hạn là 4/6/2024, lô trái phiếu mã CLHCH2125003 đáo hạn ngày 4/6/2025. Hai lô trái phiếu CLHCH2125005 và CLHCH2126001 có thời gian đáo hạn lần lượt là 30/9/2025 và 4/6/2026.

Về tình hình kinh doanh, kết thúc 6 tháng đầu năm 2023, Bất động sản Cát Liên Hoa ghi nhận lỗ sau thuế hơn 61 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước cũng đang báo lỗ tới 75 tỷ đồng.

Với hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu ở mức 6,6 lần, tổng nợ của Bất động sản Cát Liên Hoa tại giữa năm 2023 đã chạm mốc 2.343 tỷ đồng, trong đó có 1.984 tỷ đồng dư nợ trái phiếu.

Nguồn: Tin ngân hàng ngày 27/6: NHNN bán 600 triệu USD trong một phiên để ổn định tỷ giá

Huy Tùng
kinhtexaydung.petrotimes.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Pháp hỗ trợ Việt Nam phát triển thể thao học đường

Pháp hỗ trợ Việt Nam phát triển thể thao học đường
Ngày 12/2, diễn ra ký kết thỏa thuận hợp tác về lĩnh vực thể thao giữa Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Cục Thể dục thể thao (Bộ VHTT&DL).

Hà Nội: Hội tụ tinh hoa truyền thống tại Lễ hội làng Yên Lộ

Hà Nội: Hội tụ tinh hoa truyền thống tại Lễ hội làng Yên Lộ
Sáng ngày 5/2 (mùng 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025), tại sân Đình Làng Yên Lộ (nay là 5 tổ dân phố 10,11,12,13,14) phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, TP Hà Nội. Trong không khí rộn ràng của những ngày đầu xuân, lễ khai mạc Lễ hội truyền thống làng Yên Lộ đã diễn ra long trọng, trang nghiêm tại ngôi đình cổ kính, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử và cách mạng của dân tộc.

Bình Thuận: Tăng cường quản lý, phân loại rác thải sinh hoạt

Bình Thuận: Tăng cường quản lý, phân loại rác thải sinh hoạt
Thời gian qua, các cấp trong toàn tỉnh Bình Thuận luôn làm tốt và phát huy hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường. Đặc biệt, tại các địa phương, công tác phân loại rác thải sinh hoạt được chú trọng triển khai góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh xanh, sạch.

Tăng cường các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học

Tăng cường các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò và giá trị của đa dạng sinh học, phát triển nền kinh tế xanh… Đồng thời triển khai thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, hướng tới phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội địa phương.

Quản lý, bảo vệ các di sản thế giới ở Việt Nam còn một số bất cập

Quản lý, bảo vệ các di sản thế giới ở Việt Nam còn một số bất cập
Một trong những bất cập, hạn chế là quy định về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trực tiếp quản lý, bảo vệ di sản thế giới còn rất khác nhau, chưa tương xứng với tầm vóc quản lý di sản thế giới, dẫn tới một số trở ngại nhất định trong quá trình vận hành, xử lý công việc.