Tin ngân hàng nổi bật trong tuần qua: Cuối tháng 7/2022, tỷ lệ nợ xấu và nợ tiềm ẩn là 5,41%
Tin ngân hàng nổi bật trong tuần qua: NHNN sẽ vận động các nhà băng giữ ổn định lãi vay Tin ngân hàng nổi bật trong tuần qua: Phát hiện, ngăn chặn xuất lậu 1 triệu USD nhuộm đen ra nước ngoài |
Cuối tháng 7/2022, tỷ lệ nợ xấu và nợ tiềm ẩn là 5,41%
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có báo cáo "Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và tình hình triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023" gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Cuối tháng 7/2022, tỷ lệ nợ xấu và nợ tiềm ẩn là 5,41%/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Đánh giá về tình hình xử lý nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD), NHNN cho biết, từ năm 2012 đến cuối tháng 7/2022, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được khoảng 1.449,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu; riêng 7 tháng đầu năm 2022 xử lý được khoảng 88,1 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó TCTD tự xử lý ở mức cao (chiếm 82,6% trong tổng nợ xấu được xử lý).
Việc tự xử lý nợ xấu của các TCTD chủ yếu thực hiện thông qua hình thức sử dụng dự phòng rủi ro và khách hàng trả nợ. Riêng xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42, lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/7/2022, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 399,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu.
Đến cuối tháng 7/2022, tỷ lệ nợ xấu nội bảng vẫn ở mức an toàn là 1,7%; tỷ lệ nợ xấu, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống các TCTD là 5,41% (cuối năm 2021 là 6,3%).
NHNN cho biết, hiện đang nghiên cứu các quy định về xử lý nợ xấu cần luật hóa trong Luật Các TCTD để đề xuất cụ thể.
Phân tích những khó khăn thời gian tới, NHNN chia sẻ, thực tế, doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng mặc dù được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ của ngành ngân hàng. Điều này chủ yếu do doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 kéo dài khiến kết quả kinh doanh sụt giảm, số lượng doanh nghiệp bị dừng hoạt động lớn, tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu cho hệ thống; phương án kinh doanh mới để khôi phục sản xuất kinh doanh phụ thuộc nhiều yếu tố của thị trường, chính sách phát triển thị trường của các ngành nhưng chưa bền vững.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khó khăn về tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng càng khó khăn hơn do các nguyên nhân nội tại của doanh nghiệp nhỏ và vừa (tài sản đảm bảo có giá trị thấp, tính minh bạch của hoạt động kinh doanh hạn chế, trình độ quản lý kém…); các cơ chế hỗ trợ tiếp cận vốn thông qua bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thời gian qua chưa đạt được như kỳ vọng.
Về công tác cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn với xử lý nợ xấu, NHNN cho biết, khuôn khổ pháp lý về cơ cấu lại các TCTD và xử lý nợ xấu vẫn còn nhiều vướng mắc do liên quan đến các lĩnh vực pháp luật khác nhau. Đồng thời, nguồn lực tài chính hỗ trợ công tác cơ cấu lại còn hạn chế.
Vốn điều lệ của các NHTM Nhà nước tăng chậm hơn rất nhiều so với khối NHTM cổ phần, ảnh hưởng đến vai trò dẫn dắt thị trường, vai trò chủ lực, chủ đạo của toàn hệ thống.
MSB: Nợ nhóm 5 chiếm quá nửa nợ xấu, cho vay bất động sản gần 11.000 tỷ
Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB) đạt mức 939 tỷ đồng, chiếm 56,5% tổng nợ xấu. Theo dữ liệu của MSB, ngân hàng này đang cho vay lĩnh vực kinh doanh bất động sản và cơ sở hạ tầng với giá trị hơn 10.708 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2022 đã soát xét của MSB. Tính đến hết quý 2, tổng tài sản của MSB đạt mức 195.057 tỷ đồng, giảm 4,3% so với sáu tháng trước. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước của MSB giảm 30,7% xuống còn 2.120 tỷ đồng, nguyên nhân do lượng tiền gửi bằng Việt Nam đồng giảm mạnh.
Cho vay khách hàng của MSB tính đến thời điểm ngày cuối tháng 6 đạt mức 110.470 tỷ đồng, tăng 8% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, các khoản cho vay ngắn hạn chiếm tới hơn 51.000 tỷ đồng.
Theo dữ liệu của MSB, đến giữa năm 2022, ngân hàng đang cho vay nhiều nhất vào các ngành kinh tế sản xuất và phân phối điện, năng lượng, xây dựng, bám sát theo đó là cho vay kinh doanh bất động sản với giá trị hơn 10.708 tỷ đồng (chiếm gần 10% tổng dư nợ). Để dự phòng rủi ro cho vay, MSB đang trích lập hơn 1.400 tỷ đồng.
Về chất lượng cho vay, hết quý 2, tổng nợ xấu của MSB đạt mức 1.661 tỷ đồng giảm 6% so với hồi đầu năm. Trong đó, các nhóm nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn đều giảm so với cách đây nửa năm.
Tuy nhiên, trong các nhóm nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) của MSB đang cao nhất đạt mức 939 tỷ đồng, chiếm 56,5%. Tỷ lệ nợ xấu của MSB đang ở mức 1,5%.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của MSB cho thấy, hết 6 tháng đầu năm, dòng tiền kinh doanh đang âm hơn 2.000 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2021 con số này là dương hơn 1.100 tỷ đồng. Lưu chuyển tiền thuần sử dụng vào hoạt động đầu tư của MSB âm hơn 52 tỷ đồng, do đầu tư vào mua sắm tài sản cố định.
Sử dụng Eximbank EDigi cơ hội trúng Honda SH và giảm 50% khi giao dịch mua sắm, thanh toán
Chương trình khuyến mại "Siêu ưu đãi cùng Eximbank EDigi" diễn ra từ ngày 01/10 - 31/12, khách hàng sẽ có cơ hội tham gia quay thưởng để tìm ra chủ nhân của 03 Xe Honda SH mode 125cc, 06 điện thoại Apple iPhone 14, 09 tai nghe Apple Airpods, 18 sổ tiết kiệm online trị giá 1.000.000 đồng.
Sử dụng Eximbank EDigi cơ hội trúng Honda SH và giảm 50% khi giao dịch mua sắm, thanh toán/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Chương trình dành cho Khách hàng đăng nhập Eximbank EDigi lần đầu tiên (bao gồm: Khách hàng đăng ký và kích hoạt lần đầu; Khách hàng chuyển đổi từ Eximbank Mobile Banking sang Eximbank EDigi) thông qua Eximbank EDigi và có phát sinh ít nhất 01 giao dịch tài chính; Khách hàng hiện hữu có phát sinh giao dịch tài chính trên dịch vụ Ngân hàng số Eximbank EDigi trong thời gian diễn ra chương trình.
Với chương trình khuyến mại "Mã giảm 50% mê ly - Tải Eximbank EDigi" diễn ra từ 01/10 – 30/11, khách hàng cá nhân sử dụng Eximbank EDigi sẽ có cơ hội nhận gói quà tặng trị giá 800.000 đồng. Cụ thể:
Nhập mã EDIGI100 giảm 50% (tối đa 100.000 đồng) cho khách hàng thực hiện giao dịch đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn trên ứng dụng Eximbank EDigi.
Nhập mã EDIGI50 giảm 50% (tối đa 50.000 đồng) cho khách hàng thanh toán qua mã VNPAY-QR, đặt vé tàu, đặt vé xe, đặt vé xem phim, đặt hoa, giao hàng trên ứng dụng Eximbank EDigi.
Từ ngày 01/10/2022 đến ngày 09/10/2022, tặng gói quà tặng trị giá 300.000 đồng cho 999 khách hàng đầu tiên chuyển đổi và đăng nhập thành công ứng dụng Eximbank EDigi lần đầu.
Dịch vụ Ngân hàng số Eximbank EDigi trên nền tảng web được chính thức cung cấp cho khách hàng tại địa chỉ: https://edigi.eximbank.com.vn/, khách hàng chỉ cần truy cập vào địa chỉ này để thực hiện giao dịch. Đối với khách hàng đang sử dụng Eximbank Mobile Banking, khách hàng chỉ cần tải Eximbank EDigi trên các chợ ứng dụng App Store và Google Play và đăng nhập bằng tài khoản đang sử dụng trên Eximbank Mobile Banking.
Đối với khách hàng chưa đăng ký sử dụng Eximbank EDigi có thể mở tài khoản trực tuyến thông qua hình thức eKYC (định danh điện tử) ngay trên ứng dụng hoặc đến bất kỳ điểm giao dịch nào của Eximbank để đăng ký.
Big4 ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất huy động
Ngay sau khi các ngân hàng TMCP tư nhân đồng loạt tăng lãi suất huy động, các ngân hàng thuộc nhóm “big4” gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank và BID vừa tăng mạnh lãi suất huy động thêm hơn 1%/năm.
Theo biểu lãi suất vừa được Vietcombank cập nhật ngày 27/9, lãi suất huy động tăng mạnh từ 0,8-1,3%/năm ở các kỳ hạn.
Theo đó, lãi suất huy động tại quầy kỳ hạn 1-3 tháng của Vietcombank tăng 1% lên 4,1-4,4%/năm, trong khi lãi suất kỳ hạn 12 tháng tăng 0,8% lên 6,4%/năm. Lãi suất kỳ hạn 24 tháng cũng tăng 1% lên 6,4%/năm.
Đối với hình thức gửi tiết kiệm online, Vietcombank tăng lãi suất kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng lên 1,2-1,3%, lần lượt 4,6% và 4,9%/năm. Kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng tăng cao nhất 1% lên 6,8%/năm.
Trong khi đó, VietinBank cũng tăng lãi suất kỳ hạn 1 tháng – dưới 3 tháng thêm 1% lên 4,1%/năm, lãi suất từ 3 tháng đến dưới 6 tháng tăng lên 4,4%/năm. Lãi suất kỳ hạn 12 tháng tăng 0,8% lên 6,4%/năm.
Cùng với hai nhà băng trên, Agribank cũng vừa điều chỉnh lãi suất huy động kỳ hạn 1-2 tháng lên 4,1%/năm, lãi suất kỳ hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng là 4,4%/năm, lãi suất kỳ hạn 6 tháng đến dưới 12 tháng là 4,8%/năm. Trong khi đó, kỳ hạn 12-18 tháng được Agribank công bố 6,4%/năm.
Ngày 28/9, BIDV cũng chính thức công bố biểu suất mới. Với động thái mới này, BIDV trở thành ngân hàng cuối cùng trong nhóm big4 ngân hàng tăng lãi suất kể từ ngày 23/9.
Theo biểu lãi suất vừa được BIDV công bố sáng 28/9, lãi suất huy động các kỳ hạn 1 và 2 tháng tăng kịch trần 1% lên 4,1%/năm.
Lãi suất huy động kỳ hạn từ 3-5 tháng cũng tăng kịch trần 1% lên mức 4,4%/năm.
Trong khi đó, kỳ hạn 6 tháng tăng 0,7% lên 4,7%/năm, kỳ hạn 9 tháng tăng 0,8% lên 4,8%/năm. Như vậy, mức lãi suất các kỳ hạn 6 và 9 tháng tại BIDV đã có sự chênh lệch, thay vì bằng nhau như trước đó.
Đối với tiền gửi tiết kiệm các kỳ hạn từ 12 – 36 tháng, BIDV cũng điều chỉnh tăng mạnh lãi suất 0,8% lên mức 6,4%/năm.
Như vậy, lãi suất tại các kỳ hạn của nhóm Big 4 gồm Agribank, VietinBank, Vietcombank và BIDV đã có sự tương đồng.
Trước đó, sau khi NHNN điều chỉnh lãi suất điều hành theo hướng tăng, loạt ngân hàng TMCP đã ngay lập tức tăng lãi suất ngay sau đó. Hiện tại, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng này cao nhất lên đến 7,5-7,7%/năm.
SHB chuẩn bị chia cổ tức và chào bán cổ phiếu với giá 12.500 đồng/cp
Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa thông qua việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ năm 2022.
SHB chuẩn bị chia cổ tức và chào bán cổ phiếu với giá 12.500 đồng/cp/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Theo đó, ngân hàng sẽ chào bán hơn 533 triệu cổ phiếu SHB cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ thực hiện quyền là 100: 20 (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu tại ngày chốt danh sách thì có 1 quyền mua, cứ 100 quyền mua thì được mua thêm 20 cổ phiếu mới). Giá chào bán dự kiến là 12.500 đồng/cp.
Số tiền thu được từ đợt chào bán là 6.667 tỷ đồng. SHB sẽ sử dụng 6.257 tỷ để mở rộng quy mô cho vay doanh nghiệp và dùng 410 tỷ để cho vay cá nhân, dự kiến giải ngân từ quý 4/2022 đến quý 2/2023.
Bên cạnh đó, SHB cũng sẽ tiến hành phát hành hơn 400 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ thực hiện 15%. Nguồn vốn được sử dụng để thực hiện là từ nguồn lợi nhuận sau thuế và sau khi trích lập các quỹ năm 2021.
Ngoài ra, SHB tiếp tục phát hành 45,12 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với giá 10.000 đồng/cp. Số tiền thu được từ đợt chào bán cho người lao động dự kiến là 451,2 tỷ đồng, sẽ dùng để mở rộng quy mô cho vay của ngân hàng, trong đó chủ yếu cho vay doanh nghiệp.
Hiện vốn điều lệ của SHB ở mức 26.674 tỷ đồng. Sau khi thực hiện 3 phương án trên, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng lên mức 36.459 tỷ đồng.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9/2022, giá cổ phiếu SHB đứng ở mức 12.450 đồng/cp, giảm 20,2% so với cuối tháng 8.
Nguồn: Tin ngân hàng nổi bật trong tuần qua: Cuối tháng 7/2022, tỷ lệ nợ xấu và nợ tiềm ẩn là 5,41%