Hà Nội: 22°C
Thừa Thiên Huế: 21°C
TP Hồ Chí Minh: 28°C
Quảng Ninh: 19°C
Hải Phòng: 21°C

Áp dụng khoa học công nghệ bảo vệ, phát triển sâm Ngọc Linh

Trước yêu cầu bảo vệ nguồn gen thuần chủng, không bị lai tạp; bảo hộ hiệu quả và phát triển giá trị thương hiệu sâm Ngọc Linh là thương hiệu quốc gia Việt Nam. Thời gian tới, các đơn vị của Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục nghiên cứu để phát triển thương hiệu Sâm Việt Nam, đưa vào danh sách Chương trình mục tiêu quốc gia.
Phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành công nghiệp tỷ USD

Tại tỉnh Kon Tum, phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên địa phương này đã đẩy mạnh nghiên cứu, nâng cao chất lượng vùng trồng sâm Ngọc Linh qua đó đưa diện tích trồng sâm lên đến 1.260 hecta với tổng sản lượng ước đạt 213 tấn. Tuy nhiên, địa phương này cũng nhấn mạnh tới nhiều khó khăn và mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, như về nguồn giống; kỹ thuật trồng, chăm sóc, biện pháp phòng chống dịch bệnh; kiểm soát chất lượng, nguồn gốc sâm Ngọc Linh…

Trước kiến nghị của địa phương này, Bộ Khoa học và Công nghệ giao các đơn vị của Bộ nghiên cứu kỹ thuật trồng, kiểm định chất lượng sâm, làm sao để người dân được sớm tiếp cận với nguồn giống sâm Ngọc Linh; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia để kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng; tập trung triển khai các nhiệm vụ hỗ trợ tỉnh Kon Tum phát triển sâm Ngọc Linh xứng đáng với vị trí là cây sâm quý của quốc gia.

Đánh giá được giá trị của sâm Ngọc Linh, Bộ Khoa học và Công nghệ đã định hướng, hỗ trợ các tổ chức, các nhà khoa học thực hiện một số đề tài nghiên cứu để chuẩn bị nền tảng công nghệ vững chắc nhằm phát triển nhanh chóng sản phẩm sâm Ngọc Linh xuyên suốt chuỗi giá trị của sản phẩm. Cụ thể: Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị phân tử phục vụ giám định, khai thác và phát triển sâm Ngọc; Giải trình tự và phân tích hệ gene phiên mã ở sâm Ngọc Linh; Khai thác và phát triển nguồn gene sâm Ngọc Linh; Nghiên cứu phát triển trồng sâm Ngọc Linh tại các khu vực có điều kiện sinh thái tương tự núi Ngọc Linh…

Áp dụng khoa học công nghệ bảo vệ, phát triển sâm Ngọc Linh
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ góp phần bảo tồn nguồn gene, nâng cao chất lượng cây trồng

Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã phối hợp cũng các bộ ngành, địa phương có liên quan xây dựng kế hoạch phát triển Sâm Việt Nam trên nền tảng sâm Ngọc Linh trở thành sản phẩm quốc gia nhằm phát triển nguồn gene giá trị, đặc hữu của Việt Nam thành sản phẩm thương mại hóa ở quy mô lớn, không chỉ trong nước mà còn hướng tới thị trường quốc tế.

Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã chủ trì, phối hợp các bộ ngành, địa phương có liên quan như: Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam khẩn trương xây dựng kế hoạch đầu tư nghiên cứu, phát triển sản phẩm từ Sâm Việt Nam trong Chương trình Sản phẩm quốc gia, giúp hình thành được các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, tạo ra vùng sâm Việt Nam tập trung, các nhà máy chế biến quy mô lớn và đặc biệt là phát huy được tối đa lợi thế tài nguyên nguồn gene đặc hữu này của Việt Nam.

Tại Kon Tum đã xây dựng mới Trung tâm quốc gia nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh kết cấu hạ tầng cho vườn giống gốc sâm Ngọc Linh với quy mô diện tích 20 ha (gồm nhà điều hành sản xuất, 2 vườn ươm cây giống, vườn giống gốc và hạ tầng phục vụ cho chăm sóc, bảo vệ vườn giống gốc tại xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) và tiếp tục “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống, canh tác, mở rộng sản xuất, xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia cho Sâm Ngọc Linh”.

Theo báo cáo UBND tỉnh, hiện nay trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có hơn 1.165 hộ gia đình, 30 nhóm hộ, tổ liên kết sản xuất và 5 doanh nghiệp sản xuất Sâm Ngọc Linh với tổng diện tích đã trồng Sâm Ngọc Linh là 1.263,3 ha. Tỉnh đã đầu tư xây dựng 3 cơ sở sản xuất giống dược liệu tại huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu cây giống dược liệu trên địa bàn. Hiện, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã sản xuất một số sản phẩm có thương hiệu trên thị trường như rượu sâm SK5, tinh sâm SK5, trà túi lọc sâm SK5, nước yến sâm, mật ong sâm SK5…

Tỉnh Kon Tum cũng đề ra mục tiêu đến năm 2025, diện tích có trồng sâm Ngọc Linh khoảng 4.500 ha (khoảng 45 triệu cây) đến năm 2030 diện tích có trồng sâm Ngọc Linh khoảng 10.000 ha (100 triệu cây); đến năm 2045 trồng sâm Ngọc Linh trên toàn bộ diện tích có khả năng trồng sâm Ngọc Linh trong vùng Chỉ dẫn địa lý.

Nguồn: Áp dụng khoa học công nghệ bảo vệ, phát triển sâm Ngọc Linh

Hà Trang
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đà Nẵng tập trung phục hồi bờ biển sau sạt lở

Đà Nẵng tập trung phục hồi bờ biển sau sạt lở
Sau thời gian bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng, chính quyền TP.Đà Nẵng, đã triển khai hàng loạt biện pháp cấp bách nhằm khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống người dân và chuẩn bị cho mùa du lịch biển 2025.

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam
Hội đồng Cây Di sản (trực thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) vừa thông qua danh sách gần 150 cây cổ thụ tại các tỉnh, thành trên cả nước đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam. Trong đó tỉnh Lâm Đồng nhiều nhất với 108 cây.

TP. HCM ứng dụng công nghệ số nâng cao chất lượng du lịch

TP. HCM ứng dụng công nghệ số nâng cao chất lượng du lịch
TP. HCM tiếp tục tăng cường phát triển hệ thống tích hợp thông tin dịch vụ du lịch thành phố, xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch với bản đồ số du lịch, di sản và sản phẩm du lịch, dịch vụ mua sắm, hành vi du khách…

Trung Quốc phát hiện loại khoáng sản mới

Trung Quốc phát hiện loại khoáng sản mới
Trung Quốc vừa công bố phát hiện một loại khoáng sản mới là thạch anh độ tinh khiết cao. Phát hiện này thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao của các ngành công nghiệp chiến lược như bán dẫn và quang điện.

Hà Tĩnh: Cát xây dựng khan hiếm, người dân và doanh nghiệp gặp khó

Hà Tĩnh: Cát xây dựng khan hiếm, người dân và doanh nghiệp gặp khó
Từ những tháng đầu năm 2025 đến nay, nhiều nơi trên địa bàn Hà Tĩnh xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cát trầm trọng. Giá cát tăng cao khiến doanh nghiệp và người dân gặp khó trong xây dựng dự án và nhà ở.